Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 05/10/2020, 07:43 AM

Hành trình ‘sách hoá nông thôn’ không đơn độc của chàng trai Hà Tĩnh

Hành trình sách hóa nông thôn miệt mài gần 20 năm với nhiều lần cận kề với cái chết, bị hoài nghi nhưng hành trình ấy của chàng trai Hà Tĩnh Nguyễn Quang Thạch vẫn luôn kiên trì vì anh tin rằng những người Việt sẽ luôn chung tay để trẻ em có sách để đọc.

Nguyễn Quang Thạch (SN 1975), quê Sơn Lễ, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Năm 1996, anh bị hỏng một mắt trái, mắt phải bị cận. Năm 1999, anh tốt nghiệp ĐH Vinh (khoa tiếng Anh). Năm 1997, anh bắt đầu nghiên cứu tạo chương trình "Sách hóa nông thôn" và chính thức đưa vào thực tiễn từ năm 2007.

Dù điều kiện sức khỏe không tốt, thị lực kém nhưng năm 2010 và 2015, anh vẫn quyết định đi xe máy và đi bộ xuyên Việt để kêu gọi ủng hộ chương trình.

Người ta gọi Nguyễn Quang Thạch là

Người ta gọi Nguyễn Quang Thạch là "gã ăn mày sách" xuyên Việt.

Cửu vạn sách gieo mầm văn hóa đọc

Sau 9 năm đi vào hoạt động thực tiễn, đến nay, "Sách hóa nông thôn" đã thu hút sự tham gia của hơn 100.000 người, xây dựng được trên 10.000 tủ sách, giúp hơn 400.000 người dân nông thôn, trong đó gần 300.000 học sinh tiếp cận sách.

Tháng 9/2009, mô hình tủ sách dòng họ giành giải thưởng 400.000 triệu đồng trong cuộc thi "Ideas to serve the community" (Ý tưởng phục vụ cộng đồng). Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản 6841 ngày 31/12/2015 gửi các Sở giáo dục & Đào tạo nhân rộng Tủ sách Phụ huynh/Tủ sách Lớp học đến các lớp học trên toàn quốc.

Năm 2010, Nguyễn Quang Thạch thực hiện chuyến đi xuyên Việt đầu tiên để vận động cho phong trào Sách hóa nông thôn. Xuất phát vào ngày mùng một tết Canh Dần từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) và kết thúc ở TP. HCM, anh đã đi qua nhiều làng quê, thị trấn, thành phố dọc theo chiều dài đất nước. Nơi dừng chân nào anh cũng tìm hiểu sự đọc của người dân địa phương, nói chuyện về sách hay vận động thành lập tủ sách.

Trẻ em ở nhiều vùng miền được tiếp cận với sách nhờ chương trình

Trẻ em ở nhiều vùng miền được tiếp cận với sách nhờ chương trình "Sách hóa nông thôn"

Có nên ấn tống, cúng dường kinh sách?

"Trong quá trình thực hiện Sách hóa nông thôn, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng khi tâm huyết của mình được tất cả mọi người ghi nhận và ủng hộ. Tôi đã hoàn thành chuyến đi bộ Hà Nội - Sài Gòn với 1.750 km để kêu gọi toàn xã hội giúp 15 triệu trẻ em nông thôn được nghe và đọc sách. Chương trình sau đó đã tạo nên bộ khung cho hệ thống thư viện dân sự với 5 loại tủ sách đã được nhân rộng trên gần 30 tỉnh thành”, anh Thạch chia sẻ.

Ngày 8/9/2016, Chương trình "Sách hóa nông thôn" của Nguyễn Quang Thạch được UNESCO trao giải mang tên Vua Sejong về xóa mù chữ (phổ biến tri thức) thuộc hạng mục giải thưởng UNESCO International Literacy. Giải thưởng này được thành lập năm 1967 nhằm tôn vinh những sáng kiến thúc đẩy việc đọc sách. Nó gồm có hai giải chính mang tên Khổng Tử và Vua Sejong. Trong đó, giải Vua Sejong (mang tên một vị vua khai trí của Hàn Quốc) được trao từ năm 1989 với sự hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc.

Nguyễn Quang Thạch trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Vua Sejong về xóa mù chữ của UNESCO năm 2016 - một giải thưởng tôn vinh những người khai trí.

Nguyễn Quang Thạch trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Vua Sejong về xóa mù chữ của UNESCO năm 2016 - một giải thưởng tôn vinh những người khai trí.

Sách bồi đắp tâm hồn trẻ em

Mới đây, Nguyễn Quang Thạch được mời làm cố vấn cho EV Academy UK Vietnam, một trường dạy tiếng Anh trực tuyến với mức lương khoảng 2,7 tỷ đồng một năm. Tuy nhiên, anh muốn dành tặng toàn bộ số tiền lương từ công việc này cho hoạt động khai trí của mình tại Việt Nam.

Trong lá thư gửi tới ông Jonathan, hiệu trưởng trường EV Academy UK Vietnam, ông Nguyễn Quang Thạch cho biết: "Số tiền đó sẽ được sử dụng thúc đẩy việc học và dạy tiếng Anh ở nông thôn nước tôi. Tôi mong rằng EV sẽ hỗ trợ tôi thực hiện việc dạy và học tiếng Anh hiệu quả và minh bạch".

Nguyễn Quang Thạch cũng từng trải lòng rằng những thành tựu của chương trình "Sách hóa nông thôn" trong những năm qua là nhờ vào sự đóng góp và đồng hành của hàng trăm ngàn người Việt Nam trong và ngoài nước.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt trao hơn 600 triệu đồng cho người nghèo Thừa Thiên-Huế

Gieo mầm thiện 21:54 10/04/2024

Vừa qua, ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt (trụ trì chùa Phổ Hiền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cùng đoàn thiện nguyện mang hơn 600 phần quà nghĩa tình từ miền Nam trao cho người nghèo tại Thừa Thiên-Huế.

Xem thêm