Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 05/02/2024, 16:00 PM

Làm phước cách nào mới gọi là đại thí?

Bố thí mà mong cho người khác biết, mong cho được nổi tiếng, mong cho được sanh về trời thì cái đó rất hạn chế. Còn bố thí mà mình chỉ nghĩ đến đức độ đối tượng, nghĩ đến tiền đồ của Phật pháp, nghĩ đến vận mệnh của chánh pháp, nghĩ đến chuyện lợi cho chúng sinh thì kết quả lâu bền.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp:

Không hẳn bỏ ra nhiều mới là đại thí mà đại thí ở đây có nghĩa là: 

1. Tâm mình lúc bỏ ra hoàn toàn không có sự nuối tiếc .

2. Đối tượng nhận sự cúng dường sự bố thí nếu là đối tượng cá nhân phải là đức độ hoặc là đối tượng tập thể .

3. Tác dụng của vật thí đó thí dụ như cúng dường một ngàn vị La Hán một bữa ăn thì công đức đó không bằng làm một cái giếng, đắp một con đường, làm cây cầu để cho một ngàn vị La Hán đó sử dụng, công đức đó lớn hơn bởi vì tác dụng giá trị ý nghĩa của cái cầu nó lớn hơn một bữa ăn. Mặc dầu cái phước cúng dường bữa ăn không thể đem so với phước làm cầu. Bởi vì cúng bữa ăn khác, cúng dường phương tiện đi lại khác, mình không lấy cái này trộn với cái kia. Tuy nhiên nếu xét theo thời gian lâu bền, trong kinh Tương Ưng mình đã học, Đức Phật Ngài dạy rằng công đức nào mà nhắm đến đối tượng đức độ, đối tượng tập thể thì công đức đó lớn hơn đối tượng cá nhân, lớn hơn đối tượng thiếu đức độ.

Cho nên mình học bài kinh bố thí thức ăn thực phẩm Ngài nói rõ tuỳ vào cách nghĩ của thí chủ, thí dụ như nghèo chỉ cúng một bữa ăn, khi cúng mình nghĩ thế này:

-Người khỏe mạnh ăn vào thêm khỏe.

-Người đẹp ăn vào thêm đẹp.

-Người đang vui ăn vào thêm vui.

-Người trí tuệ ăn vào thêm trí tuệ.

-Người có giới ăn vào thêm ngày giữ giới.

-Người có định ăn vào thêm định.

Đó gọi là đại thí. Bố thí mà mong cho người khác biết, mong cho được nổi tiếng, mong cho được sanh về trời thì cái đó rất hạn chế. Còn bố thí mà mình chỉ nghĩ đến đức độ đối tượng, nghĩ đến tiền đồ của Phật pháp, nghĩ đến vận mệnh của chánh pháp, nghĩ đến chuyện lợi cho chúng sinh thì kết quả lâu bền.

Thí dụ tôi gởi cho thiền viện Pa Auk 10 dollars, thiền viện Shwe Oo Min 10 dollars tôi nghĩ 10 dollars này là góp phần cho mấy thiền viện này tiếp tục kéo dài tuổi thọ tồn tại ở đời, mai này trong thiên hạ bất cứ ai muốn tu thiền thì họ cũng có chỗ đi về gởi gấm tâm tư. Mặc dù mỗi thiền viện tôi chỉ cúng có mười dollars nhưng tôi cúng với tất cả tấm lòng của tôi. Chứ còn nếu nổi hứng mỗi tháng thu nhập chỉ có 100 ngàn đồng, rồi lấy ra 50 ngàn đồng đem bố thí, rồi tháng đó không có tiền trả điện, nước, bác sĩ, nhổ răng, vợ đẻ con đau .v...v rồi bị hụt tiền thì chết rồi, lúc mình cần không có rồi nuối tiếc.

Bố thí rồi nuối tiếc đời sau giàu có mà không được hưởng vì ngày xưa mình cho mà bằng tâm không trọn vẹn cho nên bây giờ mình có một cách không trọn vẹn. Cho không trọn vẹn thì có cũng không trọn vẹn nghĩa là chỉ có quyền sở hữu nhưng không có điều kiện tiêu thụ. Điều kiện ở đây là tâm lý và vật lý.

Điều kiện tâm lý là tiếc, cứ mỗi lần muốn xài là lòng không vui cứ tiếc không dám xài, điều kiện vật lý là thí dụ nhà đó đắc tiền đất vàng,nguyên đại gia đình đang ở đó mình đứng tên nhưng phải chờ ba má trăm tuổi, anh chị em trong gia đình dọn đi nơi khác ở thì mình mới bán được.

Cho nên nhiều người họ giàu ngầm mà hưởng không được hoặc là đất đai trùng điệp mà muốn có sổ đỏ, sổ hồng không phải dễ. Bán thì không được mà giữ thì không có tiền tiêu xài. Giàu có không hưởng được nó nhiều lý do lắm, nhưng giàu không hưởng được là vì kiếp xưa họ bố thí không trọn vẹn. Bố thí không trọn vẹn thì quả trổ cũng không trọn vẹn.

Cội phước của bố thí

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Kiến thức 13:15 05/05/2024

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người

Kiến thức 10:37 05/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.

Bất diệt trong sinh diệt

Kiến thức 09:20 05/05/2024

Đạo Phật, trái lại, lại phát huy cho ta thấy trong cái thân thể sinh diệt vô thường có cái bản tánh vô thượng bất sinh diệt. Đạo Phật đã phát huy bản tánh ấy bằng cách căn cứ ngay với giác quan thô cạn chứ không xa xôi đâu khác.

Xem thêm