Làm phước quên công
Có một điểm khác biệt rất lớn giữa một người bình phàm làm nhiều việc phước, việc thiện với một người tu hành có trí tuệ làm nhiều việc phước, việc thiện. Điểm khác biệt này chính là ở sự có chấp công, kể công, và không chấp công, làm trên tinh thần phụng sự, vô ngã.
Người ít có trí tuệ khi làm được việc tốt, họ thường khởi lên sự tự hào, kể công, nhiều khi còn biến thành lòng kiêu căng, ngã mạn và tự đắc. Người làm phúc mà có tâm như thế thì chưa phải là người làm phước đúng nghĩa, sẽ bị tổn đi cái phước phần nào khi làm, và khi quả lành trỗ thì cũng không hoàn toàn tốt đẹp mà sẽ bị méo mó.
Ví dụ: Khi quý vị có được nhiều tiền, thế là bỏ tiền ra để giúp đỡ những người nghèo xây nhà tình nghĩa. Đây là một nghĩa cử rất đáng quý phải không nào?
Tuy nhiên, khi giúp được như thế rồi, họ thường không có giữ im lặng, mà gặp ai cũng muốn cũng kể công ra cho mọi người biết, là tôi đã từng làm như thế... như thế...tôi tốt như thế này thế kia.... Hay tỏ ra..''nếu như không có tôi giúp thì chắc giờ này người kia đang ở nhà tranh, nhà lụp xụp rồi...''
Đó, các vị thấy, nghĩa cử rất cao đẹp, tuy nhiên khi miệng mở ra nói những câu như trên thì hành động tốt ấy, bỗng trở nên mất hết đi ý nghĩa.
Những người làm phúc mà thường hay chấp công, kể công hay khoe khoang như thế thì dần dần sẽ không còn làm được gì cho đời nữa, vì chính sự chấp công và khoe khoang sẽ cản trở họ.
Và khi không còn làm được nhiều việc phúc thiện đồng nghĩa với phước báo của họ đang bị suy giảm dần, thì từ một người vô cùng giàu có sẽ rơi xuống thành một người giàu vừa vừa, rồi từ người giàu vừa vừa sẽ rơi xuống thành người bình thường....Cứ rơi xuống như thế. Và tiếng tăm cũng rơi rớt tương ứng như vậy.
Do đó khi quý vị có làm được những việc tốt gì trên cuộc đời, thì hãy nên kiêm tốn và quên được luôn thì càng tốt, xem như mình chưa có làm được điều gì, và càng phấn đấu làm nhiều hơn nữa, làm kiên trì bền bỉ hơn nữa.
Người nào thực hành được như thế thì theo ngày tháng phúc báu của họ sẽ vô cùng lớn, và chẳng cần đợi qua đời sau có thể trung đời hay vào cuối đời, họ có thể sẽ hưởng được luôn quả phúc này, rồi vào cõi giới siêu hình, hay có tái sinh qua nhiều kiếp sau, cũng sẽ tiếp tục hưởng được các quả báo phú quý, tốt đẹp như thế.
Nhưng người hiểu đạo thì họ rất có trí tuệ, biết đang có phước nhưng họ không có hưởng hết, mà hưởng vừa đủ, rồi tiếp tục tu phước, làm nhiều việc thiện thêm nữa, ...
Làm như thế thì phúc của họ phải nói vô cùng lớn theo thời gian.
Khi phước lớn, nếu biết kết hợp giữ gìn các giới luật không tạo nhân ác, thì tâm sẽ rất yên ổn, nếu biết hành trì các pháp môn để tu tập thì rất dễ nhiếp tâm, thậm chí nếu đủ duyên có thể chứng được các tầng bậc đạo quả.
Tóm lại:
Quý vị phải luôn nhớ:
Đã làm phúc thì không nên chấp công hay kể công.
Bởi vì khi chấp công hay kể công thì sẽ làm tổn giảm đi phúc báu,
cũng như mất đi ý nghĩa cao đẹp của hành động tốt ấy.
Làm bao Thiện sự rồi quên.
Vậy mà phước đức vững bền mai sau...
Tiếng Lòng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ước nguyện trong ngày mới
Sống an vui 08:08 20/12/2024Một ngày mới bắt đầu...Tôi sẽ mở tâm hồn và trái tim mình để hoà nhập với những người xung quanh. Tôi sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của bạn bè mình. Tôi không kì vọng mình sẽ trở thành một người hoàn hảo, và bạn bè tôi cũng thế.
Hãy sống với tâm thái tích cực và chăm chỉ
Sống an vui 07:30 20/12/2024Có một số người, vừa thấy thành tựu của ai đó, liền liên hệ ngay tới bản thân mình. Cảm thấy không bằng người thì tủi thân trách phận, và không hoan hỷ với thành công kia.
Ăn mặn gây hại sức khỏe thế nào?
Sống an vui 13:45 19/12/2024Nhiều người lo ngại ăn mặn dễ cao huyết áp, ảnh hưởng chức năng tim, thận... nên tự kiêng muối. Chế độ ăn nhạt máy móc sẽ có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh, tuần hoàn, gây chán ăn, suy nhược cơ thể, thậm chí tử vong. Vậy ăn nhạt thế nào đúng?
Rắc rối đến từ việc không hiểu rõ chính mình
Sống an vui 12:58 19/12/2024Giáo lý Đức Phật dạy có Tam Tạng Pali, nhưng cái cốt lõi của Đạo Phật không phải là nhiều. Vì vậy cho nên có những trường hợp Đức Phật chỉ nói có một câu kệ thôi mà có người đã đắc đạo quả ngay. Điều này chứng tỏ những điều cốt lõi trong giáo lý của Đức Phật không nhiều.
Xem thêm