Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 27/06/2020, 11:58 AM

Lễ Hỏa Tịnh là gì?

“Hoả” tức là chúng ta dùng lửa để đốt. “Tịnh” hàm nghĩa sự thanh tịnh và tịnh hoá được tất cả các chướng ngại của chúng ta. Trong lịch sử đạo Phật, pháp tu Hỏa tịnh có từ thời Đức Phật chứ không phải chỉ có trong Kim Cương Thừa.

Nên làm gì với quần áo, vật dụng của người thân vừa qua đời?

Ðịnh nghĩa Hoả Tịnh

Ở trong từ ngữ Tây Tạng, từ jin-sik bao gồm hai chữ: jin nghĩa là cúng dường và sik nghĩa là đốt cháy. Như vậy jinsik có nghĩa là cúng dường bằng một nghi lễ lửa. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua ý nghĩa chính, tuy không nằm trong từ ngữ, đó là mục đích cúng dường này vốn để xin tiêu trừ các ác nghiệp và chướng ngại trên con đường tu tập hành trì. Ác nghiệp và chướng ngại có thể đến qua nhiều phía: hoặc là do sự phạm giới, nguyện, phạm tội, hoặc là do các ngoại lực xâm phạm đến thân tâm của chúng ta. Dù những ác nghiệp, chướng ngại đó đã được tích lũy từ vô thỉ kiếp, lễ hoả tịnh vẫn có được công năng tiêu trừ. Ðó là nhờ thần lực của mạn đà la và chư Phật qua lễ cúng dường lửa để tịnh hoá các nghiệp chướng ấy.

Vì thế, Jinsik được dịch là Lễ Hoả Tịnh. Thông thường, sau một kỳ nhập thất, hành giả cần phải hành lễ Hỏa Tịnh.

“Hoả” tức là chúng ta dùng lửa để đốt. “Tịnh” hàm nghĩa sự thanh tịnh và tịnh hoá được tất cả các chướng ngại của chúng ta. Trong lịch sử đạo Phật, pháp tu Hỏa tịnh có từ thời Đức Phật chứ không phải chỉ có trong Kim Cương Thừa. Khi Đức Phật còn tại thế, vì muốn chuyển hoá các ngoại đạo thờ Lửa, Ngài đã dạy pháp tu Hỏa tịnh. Và nhờ đó ba anh em ông Kiều Trần Như cùng ba ngàn đệ tử của ngoại đạo thờ Lửa đã chuyển theo Phật pháp.

Lễ hỏa tịnh theo nghi lễ Phật giáo Tây Tạng.

Lễ hỏa tịnh theo nghi lễ Phật giáo Tây Tạng.

Lễ Hỏa Tịnh được phân làm bốn loại nghi lễ

  1. An Hòa
  2. Tăng Trưởng
  3. Hàng Phục
  4. Tống Khứ

Nghi lễ Hỏa Tịnh An Hòa thường được hành trì để tịnh hóa những nghiệp bất thiện đã gây ra, hoặc là để xua đi các chướng ngại và các cấu uế (như tham sân si). Nghi lễ An Hòa cũng dùng để chặn trước các vấn đề và các bệnh tật sắp xảy ra và đã có điềm triệu trước như là nằm mộng hoặc do các điềm xấu báo trước.

Nghi lễ Hỏa Tịnh thuộc loại An Hòa và Tăng Trưởng đều có thể hành trì cho tự cá nhân mình hoặc cho các chúng sinh khác. Nhưng Lễ Hỏa Tịnh loại Hàng Phục và Tống Khứ chỉ có thể hành trì cho người khác chứ không được làm cho mình, bởi vì nếu hành lễ hàng phục hay tống khứ một sinh linh nào để lợi ích cho chính mình là đi ngược lại hạnh nguyện Bồ tát, nguyên tắc căn bản của con đường tu hành Mật Tông Phật giáo.

Nghi lễ Hỏa Tịnh Hàng Phục dùng để đối trị và khuất phục các ma lực làm hại các chúng sinh khác.

Nghi lễ Hỏa Tịnh Tống Khứ dùng để đối trị các ma lực làm hại người khác ở trường hợp khi đã dùng nghi lễ Hỏa Tịnh Hàng Phục rồi, nhưng không thành công và ma lực ấy cứ tiếp tục nhiễu hại người. Lễ Cúng Dường Hỏa Tịnh Tống Khứ có công năng trục xuất hay an bình nỗi khiếp sợ của nạn nhân bị nhiễu hại và làm cho ma lực ngưng quấy nhiễu.

Lâm chung cần có điều kiện gì để được vãng sinh?

Ý nghĩa của lễ Hỏa Tịnh

Khi hành trì lễ Hỏa Tịnh, hành giả làm chư vị phát lòng hoan hỷ, và chư vị giúp cho hành giả đạt đến thành tựu các nguyện hạnh trên con đường đạo.

Khi hành trì lễ Hỏa Tịnh, hành giả làm chư vị phát lòng hoan hỷ, và chư vị giúp cho hành giả đạt đến thành tựu các nguyện hạnh trên con đường đạo.

Hành lễ Hỏa Tịnh cũng còn có công năng tiêu trừ những tội lỗi hay ác nghiệp đã phạm, hay là tịnh hoá các lỗi lầm khi hành giả do si mê ngu muội chưa hiểu rõ mà phạm lỗi hành trì sai, và ngay cả khi hành giả quên không tụng đủ các câu chú như đã hứa nguyện, cũng như là tiêu trừ các chướng ngại ngăn che không cho hành giả đạt vào trong cõi thiền, an hòa kiên cố tâm của mình trong định.

Trước khi đi vào chi tiết của nghi lễ, hãy nhắc lại là khi hành giả đi vào con đường hành trì Mật Tông, thệ nguyện sẽ hoàn mãn công hạnh tạo phúc lạc đến mọi chúng sinh hữu tình. Để hoàn mãn tâm nguyện này, hành giả cần phải phát nguyện đạt đến giác ngộ, và trên đoạn đường bắt đầu đi vào Mật Tông để đạt mục đích, hành giả phải chọn tu theo một (hay vài) vị Hộ Phật (nghĩa là vị Phật của mật pháp mình tu tập thiền quán và thủ hộ nơi tim), trì chú của chư vị Hộ Phật và hành trì lễ Hỏa Tịnh.

Khi hành trì lễ Hỏa Tịnh, hành giả làm chư vị phát lòng hoan hỷ, và chư vị giúp cho hành giả đạt đến thành tựu các nguyện hạnh trên con đường đạo. Hành lễ Hỏa Tịnh cũng còn có công năng tiêu trừ những tội lỗi hay ác nghiệp đã phạm, hay là tịnh hoá các lỗi lầm khi hành giả do si mê ngu muội chưa hiểu rõ mà phạm lỗi hành trì sai, và ngay cả khi hành giả quên không tụng đủ các câu chú như đã hứa nguyện, cũng như là tiêu trừ các chướng ngại ngăn che không cho hành giả đạt vào trong cõi thiền, an hòa kiên cố tâm của mình trong định.

Chúng ta có duyên may thù thắng để được dự lễ, nên phát tín tâm mạnh mẽ vào oai lực của chư tăng và buổi lễ. Khi chưa được thọ lễ Quán Đảnh thì chưa được phép chính thức để trì chú của vị Hộ Phật, do đó chúng tôi không dám tùy tiện chép các câu chú vào trong khuôn khổ bài viết này. Tuy nhiên cho dù chưa thọ lễ quán đảnh, nhưng hãy thành tâm khi nghe chư tăng hành lễ, cứ chú tâm nghe các câu chú do chư tăng đọc đi đọc lại rất nhiều lần, vừa đọc vừa tung các chất liệu cúng dường vào lửa cho nên rất dễ theo dõi và nhận ra câu chú. Nếu có thể hãy tập trung tâm thức vào câu chú (hay trì tụng thầm theo chư tăng) trong khi chư tăng hành lễ. Được vậy, toàn buổi lễ sẽ mang lại vô cùng lợi lạc cho Phật tử dự lễ.

Tướng mạo của người trí là gì?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ về sự linh ứng nhiệm mầu của Bồ-tát Quán Thế Âm

Tư liệu 15:42 27/03/2024

Lần đầu tiên, những câu chuyện chưa kể về tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tại Tịnh xá Trung Tâm (Q.Bình Thạnh,TP.HCM) được Hòa thượng Thích Giác Toàn, vị Giáo phẩm Trụ trì nơi đây chia sẻ sau hơn 40 năm tôn tạo và tu sửa, về hạnh nguyện cao cả và sự mầu nhiệm của Bồ-tát giữa thế gian này.

Hoà thượng Quảng Khâm từng nói khi nào vãng sanh Ngài sẽ thị hiện bệnh tướng

Tư liệu 13:57 21/03/2024

Vào khoảng năm 1978, nghe nói Hoà thượng pháp thể suy yếu, Người tỏ ý muốn vãng sanh Tây Phương, đại chúng trong chùa rất lo lắng, mời lương y lên núi bắt mạch cho Hoà thượng.

Thắp sáng hiện hữu

Tư liệu 10:04 19/03/2024

Đây là đoạn trích từ cuộc phỏng vấn do Jo Confino thực hiện với Thầy tại thất Da Cóc, Sơn Hạ vào năm 2012. Lúc ấy Jo là phóng viên của báo The Guardian, Vương quốc Anh.

Tư tưởng Phật giáo về xây dựng hòa bình

Tư liệu 21:21 18/03/2024

Thời gian cứ dần trôi, lịch sử lần sang trang mới nhưng đạo Phật vẫn góp phần không nhỏ trong việc xây dựng đạo đức xã hội loài người. Giáo pháp của Ngài đã tạo một dấu ấn vàng son cho lịch sử nhân loại.

Xem thêm