Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/06/2020, 08:28 AM

Hầu đồng là gì? Nghi lễ Phật giáo có hầu đồng hay không?

Làm thanh đồng, tham gia hầu đồng thuộc tín ngưỡng dân gian thường được thực hiện tại các đền, miếu, phủ. Phật giáo không có các hình thức này. Người Phật tử tham gia các hoạt động này là sai với giáo pháp.

Những tín ngưỡng nhân gian không phải là đạo Phật

Hầu đồng là gì?

Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,… Về bản chất, hầu đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà đồng. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập thể linh hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng trong trạng thái tâm linh thăng hoa, ngây ngất nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.

Khi thần linh nhập vào thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát văn (hát chầu văn) để phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh.

Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,… Ảnh: Internet.

Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,… Ảnh: Internet.

Cách phân biệt Chùa và Phủ

Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là “cậu”, nữ giới được gọi là “Cô hoặc Bà Đồng”. Những Bà đồng, Ông đồng thường có tâm tính khác người, rất nhạy cảm, dễ thay đổi và không ít người trong họ, nhất là các Ông đồng thường là “ái nữ” (là đàn ông nhưng lại ẻo lả như phụ nữ). Bởi thế dân gian hay nhận xét ai đó “tính đồng bóng” hay trông “đồng cô quá” là vì lẽ này.

Hầu đồng không phải là nghi lễ của Phật giáo

Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,… không phải là một nghi lễ của Phật giáo.

Phủ là đền thờ ba vị: Mẫu Thượng Thiện – Mẫu Thượng Ngàn – Mẫu Thoải.      

Mẫu Thượng Thiện biểu tượng cho mẹ Trời, mẫu Thượng Ngàn biểu tượng mẹ cai quản núi rừng, mẫu Thoải biểu tượng mẹ cai quản sông nước. Sau đó người dân thêm vào Mẫu Địa phủ cai quản đất đai trên cõi dương và dưới cõi âm. Từ đó có Tứ phủ. Loại tín ngưỡng này khởi xuất từ cuộc sống nông nghiệp của dân ta. Về sau, khi tiếp biến văn hóa Trung Quốc, người dân thờ thêm Thổ công, Hà Bá và Ngọc Hoàng Thượng đế. Ngoài ra, xã hội nhà nông còn tôn thờ Mây-mưa-sấm-chớp.

Làm thanh đồng, tham gia hầu đồng thuộc tín ngưỡng dân gian thường được thực hiện tại các đền, miếu, phủ. Phật giáo không có các hình thức này. Ảnh: Internet.

Làm thanh đồng, tham gia hầu đồng thuộc tín ngưỡng dân gian thường được thực hiện tại các đền, miếu, phủ. Phật giáo không có các hình thức này. Ảnh: Internet.

Phủ Tây Hồ không phải là Chùa Phật giáo

Đến khi tiếp nhận tín ngưỡng Đạo Phật, tín ngưỡng nhân gian đó được cải biến dưới dạng tứ pháp:

Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu

Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu

Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng

Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn

Người Phật tử tham gia các hoạt động này là sai với giáo pháp. Ảnh: Internet.

Người Phật tử tham gia các hoạt động này là sai với giáo pháp. Ảnh: Internet.

Được cai quản chung bởi Phật Mẫu Man nương. Đời nhà Lý đã biến tín ngưỡng Tứ pháp thành Tứ Khí thờ ở chùa Pháp Vân tại Hưng Yên. Theo tục lệ dân làng, mỗi khi hạn hán, cần mưa cho vụ mùa, họ đón tượng Pháp Vân, ra khỏi chùa, cùng với tượng của các bà Pháp Lôi, Pháp Vũ ở các chùa gần đó đến chùa Ôn Xá (được gọi là chùa Un) – nơi thờ bà Pháp Điện để làm lễ cầu mưa.

Làm thanh đồng, tham gia hầu đồng thuộc tín ngưỡng dân gian thường được thực hiện tại các đền, miếu, phủ. Phật giáo không có các hình thức này. Rõ ràng, người Phật tử tham gia các hoạt động này là sai với giáo pháp. Khi bước chân vào đạo, quy y Tam bảo, người đệ tử Phật đã phát lời thệ nguyện: “Con nay quy y Phật-Pháp-Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y trời, thần, quỷ, vật; không quy y ngoại đạo, tà giáo; không quy y thầy tà, bạn xấu”.

> Xem thêm video: "Nguyên nhân của mê tín":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Duyên khởi chân ngôn Phật Dược Sư

Kiến thức 14:15 05/04/2024

Chân ngôn Dược Sư, tên đầy đủ là Dược Sư quán đỉnh Đà la ni, là một chân ngôn trích trong kinh Dược Sư. Tu trì chân ngôn Phật Dược Sư có thể tiêu trừ được bách bệnh nan y của thân, tâm bệnh, căn bản phiền não, thành tựu các thiện hạnh thế gian và công hạnh Phật sự xuất thế.

Quy y là bước đi đầu tiên hướng tới giác ngộ

Kiến thức 13:20 05/04/2024

“Quy y” là một trong những thuật ngữ đặc trưng của đạo Phật. Sự thực hành đặc biệt về Quy y trong Phật giáo là một điểm khởi đầu của con đường tâm linh giúp bạn thành tựu giác ngộ.

Được làm người là khó

Kiến thức 11:30 05/04/2024

Người tu học thường nghe Phật dạy câu ‘Nhân thân nan đắc’. Thân người khó được, khó hơn cả việc con rùa mù sống trong đại dương, trăm năm mới trồi đầu lên một lần mà lọt đúng vào bộng cây đang lênh đênh trên biển.

Chánh ngữ tốt đời đẹp đạo

Kiến thức 10:28 05/04/2024

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội. Trước những thách thức này, một xu hướng ngày càng được những người trẻ hưởng ứng là niềm tin vào những lời nói chân thật có giá trị đem lại hạnh phúc cho nhân sinh.

Xem thêm