Lễ hội chùa Thầy được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký ban hành quyết định số 373/QĐ-BVHTTDL công nhận lễ hội chùa Thầy là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chùa Thầy (xã Sài Sơn, H.Quốc Oai, TP. Hà Nội) được xây dựng từ thời Lý Nhân Tông (1066-1128), là một tổ hợp nhiều công trình lớn, rất cổ kính, vừa to đẹp về quy mô, vừa tinh xảo trong trang trí điêu khắc, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên.
Nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, đặc biệt là bệ đá hoa sen hình hộp, nhị cấp, được các nhà nghiên cứu xếp niên đại vào thời Lý - Trần và bộ tượng Di Đà Tam Tôn niên đại đầu thế kỷ 17 được công nhận bảo vật quốc gia.
Bộ tượng Di Đà Tam Tôn từng được biết đến là bộ tượng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo tác trong giai đoạn Phật giáo hưng khởi.
Chùa không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn là địa chỉ đỏ trong cách mạng kháng chiến. Nơi đây thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Sơn Tây cũ, cũng là nơi được nhiều lần đón Bác Hồ về ở và làm việc trước khi Người lên chiến khu Việt Bắc chỉ đạo kháng chiến.
Năm 2014, chùa Thầy cùng dãy núi đá Sài Sơn được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt; ba pho tượng Di Đà Tam Tôn tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015.
Theo truyền thống, lễ hội chùa Thầy được tổ chức trong ba ngày: mùng 5, 6 và 7 tháng ba âm lịch.
Từ năm 2018, lễ hội chùa Thầy trở thành mùa lễ hội, bắt đầu từ mùng 1 Tết Nguyên đán, kéo dài đến hết tháng ba âm lịch. Ba ngày mùng 5, 6 và 7 tháng ba được tổ chức thành ba ngày hội chính trong mùa.
Hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc, trang nghiêm.
Trong các ngày diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian, đặc biệt là khách được xem nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đặc sắc mà sân khấu biểu diễn ở ngay trước Thủy Ðình. Có nhiều tích trò rối như Thạch Sanh, Tấm Cám hay các cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin tức 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội
Tin tức 13:31 21/11/2024Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Tin tức 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Xem thêm