Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 25/10/2020, 14:41 PM

Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng với chủ đề "Hướng về miền Trung"

Sáng nay (25/10) tại chùa Ba Vàng, TP Uông Bí đã diễn ra Lễ hội Hoa Cúc với sự tham gia của hàng nghìn người đến từ khắp nơi trên cả nước.

7h30' sáng nay (25/10), tại khuôn viên chùa Ba Vàng, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã diễn ra sự kiện văn hóa tâm linh "Lễ hội hoa cúc" với chủ đề "Hướng về miền Trung thân yêu" cùng sự tham gia của hàng nghìn Tăng Ni, Phật tử và du khách đến từ khắp nơi trong cả nước.

Lễ hội Hoa Cúc được khai mạc tại khuôn viên chùa Ba Vàng, TP Uông Bí.

Lễ hội Hoa Cúc được khai mạc tại khuôn viên chùa Ba Vàng, TP Uông Bí.

Chùa Ba Vàng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo" và đồng bào bị thiên tai 300 triệu đồng

Lễ hội Hoa Cúc Chùa Ba Vàng 2020 là một hoạt động truyền thống của Chùa Ba Vàng, được tổ chức 3 năm 1 lần, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân, Phật tử, chuyển tải những thông điệp đạo đức cao quý, cũng như góp phần tích cực cho sự phát triển du lịch trong nước, nhất là công cuộc phục hồi kinh tế trong tình hình mới của tỉnh Quảng Ninh quý IV năm 2020 và kích cầu du lịch tâm linh bền vững trên cơ sở những thế mạnh từ điều kiện tự nhiên, văn hóa của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Uông Bí.

Lễ hội Hoa Cúc nhắc nhở chúng ta ý thức rõ hơn về giá trị của đạo đức tri ân, đền ân, tình đoàn kết, đức thủy chung, tinh thần tương thân tương ái trong đời sống con người.

Biển người tham dự Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng với chủ đề Hướng về miền Trung

Biển người tham dự Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng với chủ đề Hướng về miền Trung

Ngày 9/9 (âm lịch) là ngày tết cổ sưa của người Việt, gọi là tết Trùng Dương, hay còn gọi là tết Trùng Cửu ngày tết hoa cúc. Tết Trùng Cửu lấy sự lặp lại của số 9 để nói về sự trường thọ. Tết Trùng Cửu ngày nay ở Việt Nam ít người con biết đến về một tập tục có từ xa xưa mang nhiều nét đẹp về văn hóa. 

Tết Trùng Cửu, lấy sự lặp lại của hai số 9 trong tháng và ngày để nói về sự trường thọ; vì trong ý nghĩa của hoa cúc có bao hàm lời chú vạn thọ nên lấy loài hoa này như để làm biểu tượng cho Tết Trùng Dương. Tết Trùng Cửu ở Việt Nam ngày nay ít người còn biết và còn ăn tết nhưng khi xưa thì đó là một tập tục khá phổ biến và mang nhiều nét đẹp về màu sắc văn hóa. 

Tiết Trùng Cửu các văn nhân thường lên núi ngắm trăng làm thơ xướng họa; người dân thì rủ nhau vào rừng vào suối hái hoa cúc mang về cắm để mong điều may mắn đến với mình và gia đình. Tết Trùng Cửu còn là Tết cơm mới. Người dân làm nhiều món ăn biếu bố mẹ bên nội ngoại mang hàm ý về sự kính trọng và hiếu thuận, trong ngày này những hình ảnh biểu tượng thường gắn liền với hình ảnh hoa cúc, như thưởng hoa, thưởng rượu, thưởng trà …

Toàn cảnh khuôn viên nơi diễn ra sự kiện Lễ hội chùa Ba Vàng

Toàn cảnh khuôn viên nơi diễn ra sự kiện Lễ hội chùa Ba Vàng

Lung linh vẻ đẹp chùa Ba Vàng

Hình ảnh hoa cúc gắn liền khu quần thể danh thắng Yên Tử cũng là hình ảnh gắn với biểu tượng văn hóa Phật giáo thời nhà Trần. Không chỉ vậy, theo quan niệm, hoa cúc là biểu tượng của mùa thu, là biểu tượng của sự trường thọ, hiếu hạnh, tình đoàn kết, tình người, tình nghĩa thủy chung và quân tử. Nét đẹp của hoa cúc lôi cuốn con người ta về sự chân phương, mộc mạc, tĩnh lặng và bình an. 

Với những ý nghĩa văn hóa đặc biệt của hình ảnh hoa cúc, Chùa Ba Vàng – ngôi cổ tự thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, nằm trong quần thể dãy núi Yên Tử quyết định xây dựng Lễ hội Hoa Cúc, nhằm khôi phục lại một nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc và tôn vinh hình ảnh hoa cúc, một biểu tượng của văn hoá Thiền Phái Trúc Lâm, qua đó hướng người dân và Phật tử tới những giá trị Chân – Thiện – Mỹ của tôn giáo và cuộc sống. 

Các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quyên góp ủng hộ miền Trung tại Lễ hội.

Các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quyên góp ủng hộ miền Trung tại Lễ hội.

Lễ hội Hoa Cúc Chùa Ba Vàng 2020 - nơi hội tụ và lan tỏa tình yêu thương. Mỗi du khách Phật tử là mỗi bông hoa tô thắm cho đời, cùng nhau chan rải yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ cho đồng bào miền Trung sớm vượt qua được khó khăn, ổn định cuộc sống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Tin Phật sự 08:39 01/11/2024

Sáng ngày 31/10, tại Hội trường 25B (phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa), BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương.

Khai mạc Hội thảo Khoa học nhân kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hoá

Tin Phật sự 15:57 30/10/2024

Sáng 30-10, tại Trung tâm Hội nghị Khách sạn Quốc tế Thiên Ý tỉnh Thanh Hóa, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc “Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa – 40 năm phát triển và trưởng thành” chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (01.11.1984 – 01.11. 2024).

Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hoằng pháp và hội thi diễn giảng

Tin Phật sự 20:00 29/10/2024

Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức Khóa bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp và Hội thi diễn giảng cấp Trung ương dành cho chư Ni, tại chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) vào tháng 11-2024.

Trưởng lão HT. Thích Thiện Nhơn tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế tại Pháp

Tin Phật sự 18:20 28/10/2024

Nhận lời mời của Hội Phật tử Thế giới WFB, Đức Phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh (HĐCM), Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn, cùng phái đoàn Trung ương Giáo hội, ngày 28/10 đã chính thức đến Pháp để tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế.

Xem thêm