Lễ Tết cổ truyền Bunpimay Lào 2565 được trọng thể diễn ra tại Đà Nẵng
Chiều ngày 9/4/2022 tại Thành Phố Đà Nẵng đã trọng thể diễn ra lễ Tết cổ truyền Bunpimay của đất nước - nhân dân các bộ tộc Lào 2565. Đây cũng là hoạt động khởi đầu trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng trên địa bàn TP Đà Nẵng năm 2022.
Chiều ngày 9/4/2022 tại Thành Phố Đà Nẵng đã trọng thể diễn ra lễ Tết cổ truyền Bunpimay của đất nước - nhân dân các bộ tộc Lào 2565, tiến tới kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (05/09/1962- 05/09/2022), 45 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (19/07/1977 - 19/07/2022) và Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022 do UBND, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và Hội hữu nghị Việt Nam - Lào thành phố phối hợp với Tổng Lãnh sự quán CHDCND Lào tại Đà Nẵng, Trường Đại học Đông Á, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, UBND các quận, huyện và Chùa Tam Bảo thành phố Đà Nẵng đồng phối hợp tổ chức tại khuôn viên Trường Đại Học Đông Á.
Mở đầu Lễ hội Tết cổ truyền Bunpimay Lào 2565 là chương trình văn nghệ chào mừng, do các bạn sinh viên Lào đến từ các trường Đại học thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng và các bạn sinh viên Việt Nam đến từ Trường Đại học Đông Á biểu diễn. Tiết mục ''Đất nước'' ''Tự hào về người Lào'' ''Tấm lòng Lào - Việt''
Bun có nghĩa là Lễ hội, Pi May có nghĩa là năm mới, là một chu kỳ vận hành của vũ trụ phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên, là thời khắc kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng lẫn nhau.
Việt Nam và Lào đều có nét tương đồng về văn hóa: Tết là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mọi người đều tất bật mua sắm, quét dọn, trang trí nhà cửa để đón chào một Năm mới với bao hy vọng vào những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, Tết Bunpimay Lào lại có đặc trưng rất riêng đó là Lễ hội té nước và tắm Phật - cầu mong trong năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, đất nước hòa bình, thịnh vượng.
Tham dự “Lễ hội Tết cổ truyền Bunpimay Lào 2565”
Về Phía Phật Giáo có Hoà Thượng Thích Pháp Cao, UV Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, Phó Ban Trị Sự GHPGVN Tp.Đà Nẵng, Đại Đức Thích Pháp Hiếu, Trưởng Ban Phật Giáo Quốc Tế Quận Hải Châu TP.Đà Nẵng, Trụ trì Chùa Tam Bảo. UV BCH Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào TP.Đà Nẵng, cùng Quý Chư Tăng Phật Tử Thành Phố Đà Nẵng.
Về phía Chính Quyền thành phố Đà Nẵng, Ông Hồ Kỳ Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào thành phố Đà Nẵng.
Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Lào; Ông Nguyễn Ngọc Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng, Ông Huỳnh Đức Trường, Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng, Ông Dương Đình Liễu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng, Ông Phạm Hữu Hoa, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng và Đại diện lãnh đạo các trường Đại học thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng.
Về phía Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Đà Nẵng, có Ông Vieng-xay Phom-ma-chanh, Tổng Lãnh sự Lào tại Đà Nẵng - Bà Cham-sa-mone Phom-ma-chanh, Phu nhân Tổng Lãnh sự Lào tại Đà Nẵng, Ông Souk-ni-vone Phom-ma-sone, Phó Tổng Lãnh sự Lào tại thành phố Đà Nẵng, Bà Buon-thanh Phom-ma-sone, Phu nhân Phó Tổng Lãnh sự Lào tại thành phố Đà Nẵng.
Ông Lương Minh Sâm, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Đông Á, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố, Bà Nguyễn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Á, nơi đăng cai tổ chức Tết Lào 2565, cùng lãnh đạo các Quận, huyện ủy; Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện trên địa bàn thành phố và Chùa Tam Bảo thành phố Đà Nẵng.
Tại Buổi Lễ Tết Lào năm nay đặc biệt có triễn lãm Ảnh Phật Giáo Về Tình Hữu Nghị Phật Giáo hai nước Việt Nam – Lào gắn bó keo sơn qua từng năm có các lễ hội như Magha Puja, Vesak, Bunpimay, Kathina, Lễ Đặt Bát Hội, trong đó '' Lễ Tắm Phật'' là một nghi thức không thể thiếu được trong dịp Tết cổ truyền dân tộc Bun-pi-may. Về tham dự lễ hội này, người dân hai nước không chỉ được tận mắt thưởng ngoạn các nghi thức, văn hóa đặc sắc của dân tộc Lào mà còn được thưởng thức ẩm thực truyền thống của cả hai nước Lào, Việt và nghi lễ tắm Phật, buộc chỉ cổ tay, được Chư Tăng tụng kính Pali chúc phúc cầu nguyện an lành hạnh phúc năm mới, Trong ngày Tết Bunpimay, lễ ''Tắm Phật'' là một nghi lễ rất ý nghĩa, không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Lào.
Người dân Lào còn tưới nước thơm lên những đồ vật thờ tự trong Chùa. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để xức vào người làm phước. Tiếp đến là té nước cầu may theo văn hóa truyền thống Lào. Và các khách mời cùng múa điệu múa lăm vông của tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào; sau đó các đại biểu cùng thưởng thức nét văn hóa độc đáo của ẩm thực hai nước Việt Nam - Lào qua 10 gian hàng ẩm thực truyền thống giao lưu Việt Nam – Lào.
Đây một cái Tết đáng nhớ của các đồng chí, các bạn Lào anh em mặc dù phải sống xa Tổ quốc nhưng các bạn vẫn sẽ cảm nhận được nét hương quê, hồn dân tộc trong lòng bạn bè Việt Nam thông qua “Lễ hội Tết cổ truyền Bunpimay Lào 2565'' do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và Hội hữu nghị Việt Nam - Lào thành phố phối hợp với Tổng Lãnh sự quán CHDCND Lào tại Đà Nẵng, Trường Đại học Đông Á, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, UBND các quận, huyện và Chùa Tam Bảo thành phố Đà Nẵng đồng tổ chức.
Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn
Trong nước 21:42 31/10/2024Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.
Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)
Trong nước 14:45 31/10/2024Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.
Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh
Trong nước 14:00 30/10/2024Trưa nay, 29/10, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM do Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM làm trưởng đoàn đã đến tổ đình Bửu Thạnh (TP.Thủ Đức) viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức tân viên tịch.
Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức viên tịch
Trong nước 15:00 28/10/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, viện chủ tổ đình Bửu Thạnh (P.Long Trường, TP.Thủ Đức, TP.HCM) vừa viên tịch.
Xem thêm