Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/12/2019, 16:20 PM

Phát hiện ra loài sâu ăn nhựa - vị cứu tinh cho rác thải nhựa toàn cầu

Federica Bertocchini nhà nghiên cứu Tây Ban Nha ở Đại học Cantabria đã có phát hiện đáng kinh ngạc là, sâu sáp có thể ăn được rác thải nhựa khi đang quan sát tổ ong.

Phật giáo và môi trường 

Việc phát hiện loài sâu "ăn được nhựa" hết sức tình cờ, khi một nhà khoa học bỏ chúng vào túi nylon và nhận thấy có những lỗ thủng li ti. Mỗi phút trôi qua, cả thế giới sử dụng đến 2 triệu túi nhựa và túi nylon. Con số này tương đương với việc mỗi năm chúng ta sử dụng đến cả nghìn tỷ tấn rác thải nhựa và một tỷ lệ không nhỏ trong đó đã lọt ra đại dương, gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho đời sống sinh vật và môi trường.

Giới khoa học và các nhà chức trách đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có cả những quy định hạn chế sử dụng túi nhựa, thậm chí là cấm sử dụng ống hút nhựa như tại Anh. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang hết sức nan giải, trở thành một vấn đề nổi cộm mà nhân loại cần giải quyết ngay càng nhanh càng an toàn.

Loài sâu ăn nhựa 1
Bài liên quan

Mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra một sinh vật có tên "sâu sáp". Đây vốn là một loài sâu sống ký sinh trong các tổ ong, thường xuyên ăn sáp do ong tạo ra. Điều lạ là loài sâu này thường được con người mua về làm mồi cho các loài vật nuôi khác như cá và thằn lằn.

Mãi đến năm 2017, loài sâu này bỗng trở nên đặc biệt khi các nhà khoa học tin rằng, chúng chính là đáp án để giải quyết viễn cảnh Trái Đất bị tàn phá bởi rác thải nhựa bởi chúng có thể ăn được nhựa theo đúng nghĩa đen.

Khả năng này của sâu sáp được phát hiện ra hết sức tình cờ. Người đầu tiên phát hiện ra điều này là Giáo sư Federica Bertocchini, một người nuôi ong. Vào một ngày bà bắt sâu sáp ở tổ ong bỏ vào một chiếc túi nylon thì chợt sau đó bà phát hiện ra nhiều chiếc lỗ nhỏ đã xuất hiện.

Loài sâu ăn nhựa 2
Bài liên quan

Cảm thấy nghi ngờ, Bertocchini cùng 2 cộng sự là Paolo Bombelli và Christopher J. Howe đã quyết định thực hiện một thí nghiệm quy củ hơn với hơn 100 con sâu. Họ đặt những con sâu vào trong một chiếc túi nhựa rồi theo dõi. Kết quả, những chiếc lỗ li ti bắt đầu xuất hiện sau khoảng 40 phút và trong vòng 12h kế tiếp, khối lượng chiếc túi giảm đi 92 mg.

Để xác định xem liệu loài sâu này có thực sự ăn nhựa hay đơn giản chỉ là phá rách nó, nhóm chuyên gia quyết định nghiền nát một vài con sâu rồi bôi lên chiếc túi. Kết quả, các lỗ thủng vẫn xuất hiện.

Loài sâu ăn nhựa 3
Bài liên quan

Bertocchini cho rằng, bí mật nằm ở một loại enzyme có trong cơ thể sâu sáp. Thức ăn chính của loài sâu này ăn sáp ong, vốn là một dạng "nhựa tự nhiên" có thành phần polymer. Vậy nên chuyện chúng có thể tiêu hóa nhựa cũng không có gì quá khó hiểu.

Vậy là chúng ta đã có chìa khóa để giải quyết rác nhựa. Câu chuyện bây giờ chỉ là làm sao để tăng hiệu quả xử lý rác của chúng, và tìm hiểu xem liệu tăng số lượng sâu có gây ảnh hưởng nặng đến môi trường hay không thôi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

'Việc thiếu nước là một vấn đề lớn của vùng Tây Nam Bộ'

Môi trường 20:52 12/04/2024

Phỏng vấn nhanh Đại đức Thích Chiếu Pháp, uỷ viên Ban TT-TT Phật giáo Tiền Giang, người đang cùng các nhà hảo tâm và cộng đồng thực hiện các 'chuyến xe không màu' đưa nước ngọt cung ứng cho đại chúng ở Thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Xem thêm