Not found block 'head_main'
Trang chủ
Trong nước
Loạt phát hiện khảo cổ chấn động Việt Nam năm 2018
Đầu tháng 1/2018, một ngôi mộ cổ thuộc quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần, tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh đã được các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật. Theo đánh giá, đây là dấu tích mộ táng có niên đại thời Trần. Các di vật cho phép suy đoán chủ nhân của mộ táng này thuộc tầng lớp cao trong xã hội Ảnh: http://khaocohoc.gov.vn.

Đầu tháng 1/2018, một ngôi mộ cổ thuộc quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần, tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh đã được các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật. Theo đánh giá, đây là dấu tích mộ táng có niên đại thời Trần. Các di vật cho phép suy đoán chủ nhân của mộ táng này thuộc tầng lớp cao trong xã hội Ảnh: http://khaocohoc.gov.vn.

Tháng 4/2018, kết quả khai quật thăm dò Khu vực chính điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long đã được báo cáo sơ bộ, theo đó đã xuất lộ một số dấu tích kiến trúc thuộc các thời kỳ Lý, Trần, Lê sơ và Lê Trung Hưng. Số lượng di vật tìm thấy khá lớn. Ảnh: Đại Đoàn Kết.

Tháng 4/2018, kết quả khai quật thăm dò Khu vực chính điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long đã được báo cáo sơ bộ, theo đó đã xuất lộ một số dấu tích kiến trúc thuộc các thời kỳ Lý, Trần, Lê sơ và Lê Trung Hưng. Số lượng di vật tìm thấy khá lớn. Ảnh: Đại Đoàn Kết.

Tháng 5/2018, tháp Chà Rây, một tháp cổ của người Chăm ở Bình Định được khai quật. Việc nghiên cứu phế tích tháp Chà Rây có ý nghĩa quan trọng để làm sáng tỏ thời kỳ rực rỡ của nền văn minh Chămpa ở miền Trung. Ảnh: VnExpress.

Tháng 5/2018, tháp Chà Rây, một tháp cổ của người Chăm ở Bình Định được khai quật. Việc nghiên cứu phế tích tháp Chà Rây có ý nghĩa quan trọng để làm sáng tỏ thời kỳ rực rỡ của nền văn minh Chămpa ở miền Trung. Ảnh: VnExpress.

Cũng trong tháng 5/2018, công tác khai quật khảo cổ học tại di tích quốc gia Hải Vân Quan đã phát lộ nhiều dấu tích quan trọng, qua đó giúp ích cho các cơ quan chuyên môn bổ sung nguồn tư liệu quý để hoàn thiện phương án trùng tu tổng thể cho di tích này. Ảnh: Báo Văn Hóa.

Cũng trong tháng 5/2018, công tác khai quật khảo cổ học tại di tích quốc gia Hải Vân Quan đã phát lộ nhiều dấu tích quan trọng, qua đó giúp ích cho các cơ quan chuyên môn bổ sung nguồn tư liệu quý để hoàn thiện phương án trùng tu tổng thể cho di tích này. Ảnh: Báo Văn Hóa.

Tháng 8/2018, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng công bố các kết quả ban đầu về lần khai quật thứ 3 tại di tích Chăm ở làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ). Qua khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật giá trị như gạch ngói, gốm thô, phản ánh kỹ thuật chế tác thủ công của người Chăm cổ. Ảnh: VTC.

Tháng 8/2018, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng công bố các kết quả ban đầu về lần khai quật thứ 3 tại di tích Chăm ở làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ). Qua khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật giá trị như gạch ngói, gốm thô, phản ánh kỹ thuật chế tác thủ công của người Chăm cổ. Ảnh: VTC.

Vào tháng 9/2018, kết quả khai quật hang động núi lửa Krông Nô (Đắk Nông) được công bố, theo đó hàng loạt địa điểm chứa di tích khảo cổ tiền sử đã được tìm thấy ở hệ thống hang động được coi là độc đáo duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á này. Ảnh: Đại đoàn kết.

Vào tháng 9/2018, kết quả khai quật hang động núi lửa Krông Nô (Đắk Nông) được công bố, theo đó hàng loạt địa điểm chứa di tích khảo cổ tiền sử đã được tìm thấy ở hệ thống hang động được coi là độc đáo duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á này. Ảnh: Đại đoàn kết.

Theo kết quả khai quật công bố vào tháng 11/2018, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều ngôi mộ cổ, trang sức tùy táng của cư dân Sa Huỳnh tại di tích khảo cổ Suối Chình ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Văn hóa Sa Huỳnh hình thành khoảng năm 1.000 TCN, là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân Dân.

Theo kết quả khai quật công bố vào tháng 11/2018, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều ngôi mộ cổ, trang sức tùy táng của cư dân Sa Huỳnh tại di tích khảo cổ Suối Chình ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Văn hóa Sa Huỳnh hình thành khoảng năm 1.000 TCN, là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân Dân.

Tháng 12/2018, các nhà khảo cổ đầu ngành của Việt Nam đã báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Khảo sát cho thấy ngôi chùa này từng là một trung tâm Phật giáo lớn, gắn liền với quá trình hình thành quốc gia Đại Việt tự chủ và sự phát triển của Phật giáo thời Trần. Ảnh: Tiền Phong.

Tháng 12/2018, các nhà khảo cổ đầu ngành của Việt Nam đã báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Khảo sát cho thấy ngôi chùa này từng là một trung tâm Phật giáo lớn, gắn liền với quá trình hình thành quốc gia Đại Việt tự chủ và sự phát triển của Phật giáo thời Trần. Ảnh: Tiền Phong.

>TIN DI TÍCH DI SẢN

Loạt phát hiện khảo cổ chấn động Việt Nam năm 2018

Thứ ba, 22/01/2019, 07:00 AM - Tuệ Nhã

Năm 2018 đã qua, đánh dấu một năm nhiều thành tựu khám phá của ngành khảo cổ học, trong đó, có khá nhiều di tích, di khảo liên quan tới Phật giáo.

Bình luận

Ảnh mới nhất

Not found block 'docnhieu'
Not found block 'fanpage'