Lợi ích của kinh hành
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika. Tại đây, Thế Tôn dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích của kinh hành. Thế nào là năm?
Kham nhẫn được đường trường; kham nhẫn được tinh cần; ít bệnh tật; đưa đến tiêu hóa tốt đẹp các thức ăn, thức uống; định chứng được trong khi kinh hành tồn tại lâu dài. Những pháp này, này các Tỷ kheo, là năm lợi ích của kinh hành.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Năm phần, phần Kinh hành, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.346)
Lời bàn:
Kinh hành hay thiền hành là một pháp tu quan trọng, được ứng dụng rộng rãi, phổ cập cho hàng đệ tử Phật. Không phân biệt tông phái, trình độ, căn cơ, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể hành trì và gặt hái được kết quả, lợi ích thiết thực.
Kinh hành là đi bộ, đi dạo hoặc tản bộ trong trạng thái thân tâm chánh niệm. Đi nhưng không nhằm mục đích đến mà đi để “trở về”. Trở về với chánh niệm đương tại, rũ bỏ những âu lo, sầu muộn của quá khứ đồng thời buông xả những dự định, toan tính cho tương lai. Kinh hành là đi trong thảnh thơi, an lạc với mỗi bước đi của mình.
Nếu đi bộ mà không chánh niệm thì không phải kinh hành, song vẫn thu được nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngày nay, đi bộ trở thành một môn thể thao đại chúng, là liệu pháp tích cực và dễ thực hành nhất nhằm nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, nhất là những bệnh hiểm nghèo do đời sống hiện đại gây ra.
Thực tập kinh hành đều đặn trong cuộc sống hàng ngày, ngoài việc phục hồi và nâng cao sức khỏe, còn tạo ra hiệu ứng phấn chấn tinh thần, tâm tư thanh thản, tĩnh lặng. Lợi ích thiết thực nhất của kinh hành là sự kham nhẫn, siêng năng, nhẫn nại đối với công việc, đặc biệt là tăng cường khả năng chịu đựng đối với áp lực ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Mặt khác, kinh hành giúp điều hòa cơ thể, bền bỉ và dẻo dai, tăng cường chức năng tuần hoàn, tiêu hóa v.v… Đặc biệt, kinh hành giúp ổn định tinh thần, dễ dàng duy trì chánh niệm, phát huy và tập trung định lực cao độ, làm cơ sở cho việc thành tựu trí tuệ, giải thoát.
Với các lợi ích của kinh hành như lời Phật đã dạy, người Phật tử cần ứng dụng và thực tập kinh hành trong đời sống hàng ngày. Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn nếu con người biết ứng dụng kinh hành để có được sự khỏe mạnh và an ổn tinh thần.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm