Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 21/11/2022, 10:00 AM

Lời nguyện “Thường tùy Phật học” của Bồ Tát Phổ Hiền có nghĩa là gì?

Mỗi ngày không thể không đọc kinh Phật, không thể không đọc sách thánh hiền. Như vậy mới thật sự có thể giữ được, không bị ảnh hưởng môi trường bên ngoài.

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày duy trì thường tuỳ Phật học của mình. Câu này rất quan trọng, đây là nguyện thứ tám của Bồ Tát Phổ Hiền. Thường tuỳ Phật học chính là không rời kinh điển. Mỗi ngày rảnh rỗi đều thích đọc sách, thích nghe kinh, nuôi dưỡng thói quen này. Thói quen này cũng như mỗi ngày ăn cơm uống nước vậy. Mỗi ngày không thể không ăn cơm, không thể không uống nước. Mỗi ngày không thể không đọc kinh Phật, không thể không đọc sách thánh hiền. Như vậy mới thật sự có thể giữ được, không bị ảnh hưởng môi trường bên ngoài. Điều này không làm được thì chắc chắn bị môi trường ảnh hưởng.

Chúng ta không khai ngộ, khi chưa khai ngộ nhất định phải hiểu một môn thâm nhập, chỉ học một thứ. Quý vị nên xem người xưa. Trong Ảnh Trần Hồi Ức Lục của Đàm Hư Pháp Sư có ghi một câu chuyện có thật. Đàm Hư Pháp sư xuất gia khi tuổi trung niên. Khi chưa xuất gia, theo ba người bạn cùng nhau mở một tiệm thuốc bắc. Trong đó có người cư sĩ họ Lưu, về sau cũng xuất gia. Ông Lưu học Phật là thâm nhập một môn và huân tu lâu ngày. Ông ta đọc kinh Lăng Nghiêm, chỉ một bộ kinh này. Đọc được bao nhiêu năm? Đọc được tám năm, tám năm ròng rã đọc Lăng Nghiêm.

Trí tuệ Phật học làm bừng sáng nhân loại

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thâm nhập một môn, ông là cư sĩ tại gia. Một hôm buổi trưa ít khách, nên đã ngủ gục trên quầy. Giờ nghĩ trưa ông ta ngủ gục trên quầy và nằm mộng. Giấc mộng này hình như là thật. Trong mộng nhìn thấy hai người đi vào tiệm. Hai người này quen, là bạn. Ngày trước vì vấn đề tiền bạc mà kiện cáo ra pháp đình. Hai người này thua kiện nên thắt cổ tự vẫn. Nên khi thấy hai người này đến trong lòng rất sợ hãi, có phải là đến trả thù không? Rốt cuộc thấy hai người này đến, thái độ rất hoà nhã không có gì hung ác cả. Đi đến trước mặt ông ta liền quỳ xuống. Ông Lưu hỏi, các ông đến làm gì? Họ nói, tôi cầu siêu độ.

Lúc này tâm ông đã định lại, họ đến để cầu siêu độ. Ông ta cũng rất hối hận, vì dính dáng đến tiền bạc mà khiến hai người họ tự tử, cũng rất đau khổ nên hỏi họ. Các ông muốn tôi siêu độ như thế nào? Họ nói, chỉ cần ông đồng ý là được. Ông ta nói được, tôi đồng ý với quý vị. Hai linh hồn này, bước lên đầu gối ông ta, rồi bước lên trên vai và bay lên trời. Sau khi hai linh hồn này lên trời, lại có hai người nữa đến. Một phụ nữ dẫn theo một đứa trẻ, nhìn lại thì ra vợ trước của ông dẫn theo đứa con. Họ cũng đã chết. Gặp lại ông liền hỏi, hai người đến làm gì? Cũng là đến cầu siêu độ. Phương pháp giống nhau, chỉ cần ông đồng ý. Được, ông nhận lời. Nhìn thấy hai người này cũng bước lên trên đầu gối rồi bước lên vai và bay lên trời. Ông ta dựa vào năng lực gì để siêu độ người khác? Tám năm ròng đọc Lăng Nghiêm.

Thâm nhập một môn huân tu lâu dài, quỷ thần biết ông có bản lĩnh này nên tìm đến cầu xin ông siêu độ. Nếu không thì họ đến tìm làm gì. Vì sao? Bởi tìm cũng vô ích thôi. Điều này chúng ta có thể chứng nghiệm được, tu hành thuần thục một môn công đức lớn biết bao. Bao nhiêu người xem kinh, nghiên cứu kinh Phật. Nhưng chủng loại rất nhiều, xem rất phức tạp. Xem mấy mươi năm cũng không có công lực này, quỷ thần không tìm họ. Thâm nhập một môn, quỷ thần sẽ tìm đến mong giúp họ siêu độ. Tôi có biết một người, hiện nay người này vẫn còn sống, cũng là mười năm chuyên tu một bộ kinh. Thường có linh hồn tìm ông nhờ siêu độ. Ông siêu độ rất đơn giản, không cần phải tổ chức pháp hội. Có khi niệm danh hiệu Phật, có khi đọc một đoạn kinh để đưa họ đi. Thiện căn sâu dày, sẽ có năng lực đưa họ đến thế giới Cực Lạc.

Như vậy mới biết, chuyên tu một môn có sức mạnh lớn như vậy. Nên một môn là chuyên tâm, nhiều môn là tán tâm. Tán tâm muốn thành tựu rất khó! Đây là đối với oán thân trái chủ. Đệ tử nhà Phật không bỏ một ai. Một ai ở đây không có chú thích ở dưới là trừ những oán thân trái chủ ra, ngài không nói. Không bỏ một ai, chính là oán thân trái chủ đều bình đẳng như nhau.

Chỉ cần có duyên thì tự họ sẽ đến tìm, thì phải giúp đỡ họ. Nếu không có năng lực họ sẽ không xuất hiện. Có năng lực họ xuất hiện, chính là đến nhờ giúp họ siêu độ. Chúng ta chỉ cần thành tâm thành kính nhận lời họ. Công đức tu và đạo lực của ta có thể giúp cho họ được siêu sanh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm