Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/10/2022, 07:02 AM

Tu học theo Phật có ngược với đời sống thường ngày chăng?

Đúng là mới nhìn bề ngoài thì tưởng như lời Phật dạy đi ngược với đời sống bon chen đời thường hàng ngày. Vì chúng ta hay nghe trong kinh dạy, tu hành là đi ngược dòng thế tục, ngược dòng khổ đau, ngược dòng sinh tử mà.

Audio

Nhiều người Phật tử có chung thắc mắc là, học tu theo lời dạy của đức Phật thì hay và lý tưởng quá, nhưng trong thực tế bon chen kiếm sống thì khó áp dụng vào đời sống thực tế được, như vậy làm sao mới đúng ?

Đúng là mới nhìn bề ngoài thì tưởng như lời Phật dạy đi ngược với đời sống bon chen đời thường hàng ngày. Vì chúng ta hay nghe trong kinh dạy, tu hành là đi ngược dòng thế tục, ngược dòng khổ đau, ngược dòng sinh tử mà. Ta nhìn thấy thế này:

Một là, thói quen sinh sống, cư xử, làm việc, giao tiếp, làm việc của chúng ta luôn trong trạng thái không tỉnh giác, bị hoàn cảnh và lòng tham chi phối, chỉ lấy mục tiêu đạt được cuối cùng là kiếm ra nhiều tiền, thỏa mãn nhu cầu ham muốn, leo lên chức vụ cao, thỏa mãn quyền lực..nhưng chưa hẳn là có được cuộc sống an vui hạnh phúc. Vì cho dù mình thuận lợi đạt được tiền tài danh lợi, nhưng vẫn khổ não với sự ham muốn tham dục, cố chấp không khi nào thỏa mãn của ta. Chỉ nói những tính xấu của ta đủ làm khổ đau cho ta rồi.

Làm sao để tu học theo Phật khi cuộc sống của con quá bận rộn?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hai là mục tiêu mà người học tu theo Phật hướng tới là phát triển đạo đức và trí tuệ, hoàn thiện nhân cách để có cuộc sống hạnh phúc, không chỉ riêng mình mà còn hạnh phúc cho số đông. Sống tỉnh giác chánh niệm trong mọi sinh hoạt, lấy lòng từ bi làm kim chỉ nam cho mọi hành động, không bao giờ có ý niệm tổn hại người, vật và thiên nhiên, một đời sống hướng thiện và tích cực. Niềm vui và hạnh phúc có được là niềm vui cao thượng thanh tịnh an lành.

Ba là người học tu theo Phật, lấy việc nâng cao trí tuệ, đạo đức làm mục tiêu, dù không mong cầu giàu sang phú quý, nhưng chắc chắn là đời sống của họ tốt lên về mọi mặt, được mọi người tôn trọng thương kính. Người xưa nói; có phước có đức mặc sức mà hưởng.

Bốn là sống theo lời Phật dạy, nhưng không cứng nhắc và cố chấp, ở trong vị trí hoàn cảnh nào, khu xử uyển chuyển cho phù hợp với hoàn cảnh ấy nhưng vẫn thuận theo nguyên lý từ bi bất hại, không gây tổn hại cho người vật và thiên nhiên.

Ta quan sát kỹ những điều này sẽ thấy, ta sống đẹp sống tốt giữa cuộc đời theo lời Phật dạy, không những không đi ngược với dòng đời mà còn góp thêm những gì tốt đẹp cho cuộc đời một cách thực tế nhất.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tham nhiễm ngũ dục rất điên đảo, người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ

Kiến thức 09:30 03/05/2024

Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục lục trần. Từ cội gốc tham, sanh ra các chi tiết xấu khác như: bỏn sẻn, ganh ghét, lường gạt giả dối...gọi là Tùy phiền não.

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Xem thêm