Chủ nhật, 14/08/2022, 08:11 AM

Lối sống đạo đức qua lời Phật dạy

Sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và giáo pháp của Ngài đã để lại ảnh hưởng tốt đẹp cho nhân loại, từ hơn 25 thế kỷ trước cho đến bây giờ.

Nhờ thực hành những lời dạy của Ngài mà rất nhiều người đã chuyển hóa đời mình, sống an vui, sống tích cực, sống một đời ý nghĩa. Ở bất cứ nơi nào, dù thôn xóm, phố thị hay mọi ngõ ngách cuộc sống, nơi nào có ánh sáng Phật pháp soi đường, nơi đó có bình yên, phúc lạc.

Đạo Phật góp phần rất lớn trong việc ổn định trật tự xã hội, xây dựng và phát huy những giá trị đạo đức tinh thần, và hơn hết giúp con người mở đôi mắt sáng thấy được lẽ thật các pháp giữa thế gian này.

Nói về vai trò của đạo đức, trong kinh Tăng nhất A-hàm có ghi:

“Một thời Phật ở nước Xá vệ, rừng Kỳ đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Phạm chí Sanh Lậu đến chỗ Thế Tôn cúi lạy rồi ngồi một bên. Khi ấy, Phạm chí Sanh Lậu bạch Thế Tôn:

- Thế nào Cù-đàm? Có nhân duyên gì? Có hạnh xưa nào khiến cho nhân dân này có tận, có diệt, có giảm bớt? Xưa là thành quách, ngày nay tan hoại; xưa có nhân dân, ngày nay hoang vắng?

Sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và giáo pháp của Ngài đã để lại ảnh hưởng tốt đẹp cho nhân loại, từ hơn 25 thế kỷ trước cho đến bây giờ.

Sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và giáo pháp của Ngài đã để lại ảnh hưởng tốt đẹp cho nhân loại, từ hơn 25 thế kỷ trước cho đến bây giờ.

Đức Thế Tôn bảo:

- Phạm chí nên biết! Do nhân dân này hành phi pháp, nên khiến xưa có thành quách, ngày nay tiêu diệt, xưa có nhân dân ngày nay hoang vắng, đều do nhân dân xan tham, kiết phược, quen hành ái dục mà gây nên, khiến gió mưa không đúng thời, mưa đã không đúng thời, trồng trọt rễ không tăng trưởng. Trong đó, nhân dân chết đầy đường.

Phạm chí nên biết, do nhân duyên này, khiến nước bị hủy hoại, dân không đông đúc.

Lại nữa Phạm chí, nhân dân hành phi pháp, khiến có sấm, chớp, sét giật tự nhiên ứng hiện; trời giáng mưa đá, hư hoại mầm sống. Bấy giờ nhân dân chết chóc không đếm nổi.

Lại nữa Phạm chí, do nhân dân hành phi pháp, cạnh tranh lẫn nhau, hoặc lấy tay đấm, thêm gạch đá ném nhau, mỗi người đều tán mạng.

Lại nữa Phạm chí, nhân dân kia đã cạnh tranh nhau chẳng yên ở; quốc chủ không an, mỗi bên hưng binh công phạt lẫn nhau, đến nỗi đại chúng chết không kể xiết, hoặc bị chết do đao, hoặc chết bởi giáo, tên. Như thế, Phạm chí! Do nhân duyên này, khiến dân giảm thiểu, chẳng đông đúc nữa.

Lại nữa, nhân dân hành phi pháp, nên khiến thần kỳ không giúp đỡ cho được tiện lợi, hoặc gặp nguy khốn, tật bệnh, liệt giường, người lành bệnh ít, người bệnh dịch chết nhiều. Đó là, này Phạm chí! Do nhân duyên này khiến dân giảm thiểu, không được đông đúc.

Bấy giờ Phạm chí Sanh Lậu bạch Đức Thế Tôn:

- Thưa Cù-đàm! Ngài nói thật thích thay! Nói nghĩa giảm thiểu của người xưa. Thật như lời Như Lai dạy, xưa có thành quách, hôm nay tiêu diệt; xưa có nhân dân, hôm nay hoang vắng. Sở dĩ như thế và có phi pháp, liền sinh keo kiệt, tật đố; đã sinh keo kiệt, tật đố, liền sinh nghiệp tà; đã sinh nghiệp tà nên khiến trời mưa không đúng thời, ngũ cốc chẳng chín, nhân dân chẳng mạnh, nên khiến phi pháp lưu hành, trời giáng tai biến làm hư hoại mầm mống. Đó là do nhân dân hành phi pháp, dính mắc tham lam, keo kiệt, tật đố.

Khi đó, quốc vương chẳng yên, mỗi bên hưng binh, công phạt lẫn nhau, người chết rất nhiều, nên khiến quốc độ hoang sơ, nhân dân ly tán. Hôm nay, Thế Tôn nói rất lành, thích thay! Do phi pháp đưa đến tai họa này; cho đến bị người khác bắt, đoạn đứt mạng sống. Do phi pháp nên liền sinh tâm trộm, đã sinh tâm trộm, sau bị vua giết; đã sinh tà niệm thì phi nhân được tiện lợi. Do nhân duyên này liền bị mạng chung, nhân dân giảm bớt, nên khiến không có thành quách để ở”.

(Kinh Tăng nhất A hàm, tập II, phẩm 34. Đẳng kiến [trích])

Thế hệ trẻ ngày nay, rất nhiều người đã quên lãng truyền thống đạo đức văn hóa của tổ tiên, lấy tiện nghi vật chất làm thước đo cuộc sống, xem nhẹ những giá trị tinh thần nhân văn, thì liệu rằng họ có thật sự được hạnh phúc hay không?

Thế hệ trẻ ngày nay, rất nhiều người đã quên lãng truyền thống đạo đức văn hóa của tổ tiên, lấy tiện nghi vật chất làm thước đo cuộc sống, xem nhẹ những giá trị tinh thần nhân văn, thì liệu rằng họ có thật sự được hạnh phúc hay không?

Qua bài kinh trên, chúng ta thấy không phải do kinh tế, không phải do sự phát triển khoa học, mà chính đạo đức con người là nguyên nhân làm cho đất nước phát triển hay suy vong. Con người không có đạo đức, sống tà mạng, tà nghiệp, buông lung, phóng dật mới chiêu cảm ra những hiện tượng bất thường của thiên nhiên, tác động trở lại đời sống con người. Y báo (hoàn cảnh) phụ thuộc vào chánh báo (con người). Nếu tâm con người tà ác, hung dữ, thì hoàn cảnh sống biến hiện ra những cái bất an, bất thường tương ưng. Còn nếu ai cũng ăn hiền ở lành, ít người làm ác thì tự nhiên đất nước yên ổn, phát triển. Do vậy, đạo đức là yếu tố quan trọng quyết định vận mệnh một đất nước.

Thông thường người ta cho rằng, một đất nước muốn phát triển thì kinh tế phải giàu mạnh, trong đó cạnh tranh là yếu tố tất yếu. Nhưng nếu chỉ chú trọng phát triển kinh tế, mà đời sống đạo đức tha hóa thì hậu quả không lường được. Ở một số quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung, hiện tượng động đất, sóng thần, cháy rừng, dịch bệnh, thiên tai (bão lũ, mưa đá, hạn hán…) gây tổn hại nặng nề và mang tính vĩ mô.

Thiên nhiên bị tàn phá, sự bất thường của khí hậu, ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, nạn chặt phá cây rừng tràn lan. Tất cả những hiện tượng trên do đâu mà có, và hậu quả ai sẽ gánh chịu? Tất cả đều xuất phát từ con người và cũng chính con người gánh chịu. Vì lòng tham của con người quá lớn, sân si tật đố quá nhiều. Vì tham mà cạnh tranh, phân chia quyền lợi, chiến tranh, sát phạt lẫn nhau, rốt cuộc chính người dân phải chịu cảnh cơ cực lầm than.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, không ngừng sáng tạo, không ngừng đổi mới. Không thể phủ nhận một số lợi ích từ những phát minh hiện đại đối với đời sống con người, nhưng cũng thật bàng hoàng, choáng ngợp trước sự đổi mới không ngừng ấy. Con người sống nhanh và sống vội. Vì nhanh nên chỉ chú tâm vào cái được mà quên đi cái mất, vì vội nên chỉ chăm chăm vào cái tiện lợi trước mắt mà không kịp xem xét đến những tác hại kèm theo.

Chính vì vậy, khi khoa học công nghệ không ngừng leo dốc thì song song đó, những giá trị đạo đức tinh thần ngày càng bị xói mòn, xuống dốc; môi trường ngày càng bị tổn hại, ô nhiễm nghiêm trọng. Thế hệ trẻ ngày nay, rất nhiều người đã quên lãng truyền thống đạo đức văn hóa của tổ tiên, lấy tiện nghi vật chất làm thước đo cuộc sống, xem nhẹ những giá trị tinh thần nhân văn, thì liệu rằng họ có thật sự được hạnh phúc hay không?

Chùa chính là môi trường thuận lợi để chúng ta tu dưỡng tâm tánh.

Chùa chính là môi trường thuận lợi để chúng ta tu dưỡng tâm tánh.

Lời Phật dạy qua truyện tranh nhân quả báo ứng

Sự phát triển của khoa học phải song hành với Đạo học. Nghĩa là khoa học phải được đạo đức soi đường, thì sự phát triển của khoa học mới không gây nguy hiểm cho nhân loại. Nếu phát triển khoa học mà không có đạo đức soi đường thì sẽ nguy hiểm vô cùng. Có những việc làm xấu ác trước đây chưa từng có, và nếu hiếm hoi xảy ra thì liền bị cộng đồng phê phán, tẩy chay bởi lương tâm con người không chấp nhận điều đó. Còn nếu chúng ta nghe thấy, nhìn thấy, đọc thấy đâu đó những việc làm xấu ác mà lờ đi hoặc cho rằng đó là “bình thường”, thì điều đó phản ánh tình trạng đạo đức con người suy thoái, thật đáng báo động!

Đạo Phật khuyên con người hướng về đạo lý tu hành, sống hài hòa, lương thiện, yêu thương, sống nhân từ, mẫu mực. Cho nên, đạo Phật có trách nhiệm rất quan trọng trong việc “hộ quốc an dân”. Là những người con Phật, hơn bao giờ hết, chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt là chư Tăng Ni, những sứ giả đi đầu gánh vác trọng trách hoằng dương Chánh pháp, làm gương mẫu mô phạm trong đời sống đạo đức, hướng tới chân thiện mỹ.

Do vậy, chư Tăng Ni cần nâng cao vai trò của mình trong công tác giáo dục, hoằng pháp. Cần mở rộng mô hình hoằng pháp, tổ chức các khóa tu… phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là giới trẻ để họ có nhiều cơ hội tiếp cận và học hỏi giáo pháp. Một môi trường tốt sẽ giúp khơi dậy và phát huy những hạt giống thiện lành, phản quan tự kỷ, xây dựng lòng tin yêu, cảm thông và chia sớt. Từ đó, sống có ích cho mình, cho mọi người và xã hội. Đó là cách góp phần làm cho đất nước được hưng thịnh. Nếu con người không biết tu, không chịu tu thì sẽ rất nguy hiểm cho xã hội, đất nước này.

Chùa chính là môi trường thuận lợi để chúng ta tu dưỡng tâm tánh. Khi biết trở về nương tựa Tam bảo, đó là chọn cho mình một hướng đi sáng, một lối sống lành mạnh. Dù hàng ngày bận bịu công việc mưu sinh, chúng ta vẫn dành thời gian về chùa tu tập, biết ăn chay, sám hối, tin sâu nhân quả, làm lành lánh dữ. Như vậy, mỗi người sẽ là một hạt nhân tốt trong xã hội. Từ những hạt nhân tốt sẽ góp phần lan tỏa năng lượng tích cực đến những người xung quanh và giúp cho mọi người chuyển hóa, thăng hoa. Với niềm tin mãnh liệt, chánh sẽ luôn thắng tà, thiện sẽ vượt qua ác, tất cả những người con Phật đồng lòng hợp sức giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của đạo pháp cũng như của dân tộc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hóa ra ta chưa thật sự hiền lành

Lời Phật dạy 10:26 22/12/2024

Tâm ta là ngọn núi lửa được phủ lên một thảm thực vật hiền hòa, xanh tốt và chỉ cần chút duyên địa chấn thì nham thạch sân hận sẽ trào tuôn và nhấn chìm tất cả trong biển lửa phẫn nộ.

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt

Lời Phật dạy 08:30 20/12/2024

Trong dân gian thường nói 'ma đưa lối, quỷ dẫn đường' để chỉ về trạng thái mất tự chủ, dẫn đến có những lời nói hay hành động xấu ác. Đến khi tỉnh táo nhận ra vấn đề thì chỉ còn hổ thẹn và hối tiếc mà thôi.

Phật dạy về tâm từ

Lời Phật dạy 14:16 19/12/2024

Hoà Thượng Minh Châu nói: Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại. Mong rằng thế giới, đất nước có nhiều người tu tập tâm từ theo tinh thần của Phật thì đất nước được thanh bình thịnh trị, thế giới hòa bình an ổn, nhân loại an lạc hạnh phúc.

Vui thích tụ tập ồn ào khó thành tựu an tịnh

Lời Phật dạy 12:00 19/12/2024

Những ai thích tụ tập lễ lộc đông vui gặp gỡ chuyện trò, dù không có gì bất thiện nhưng sẽ khiến hướng ngoại, loạn tâm. Để tái lập sự an tịnh như trước phải mất một thời gian tâm tư mới lắng đọng.

Xem thêm