Thứ ba, 14/09/2021, 08:54 AM

Luân hồi có đáng sợ không?

Trong vòng sinh tử luân hồi, quãng thời gian sinh tử luân hồi nó dài dữ lắm, mà chỉ do nghiệp nhỏ xíu nào đó mình trở thành người nghèo.

Luân hồi có đáng sợ không? 1

Luân hồi và nhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi. Ảnh minh họa.

- Do nghiệp bỏn xẻn trở thành người nghèo.

- Do nghiệp vu oan thì bị oan ức.

- Do nghiệp sát sanh hoặc hành hạ chúng sanh thì sẽ bị bệnh tật .

- Do nghiệp bê bối tình dục sẽ sanh làm thân nữ. (Làm thân nữ nhiều lý do chứ không phải một).

Khi bị một ác nghiệp trổ quả rồi thì người ta sẽ vì quả nghiệp đó họ sẽ thành một con người khác. Thí dụ:

- Do kiếp trước bỏn xẻn cho nên kiếp này tôi sanh ra bị nghèo, thì từ cái nghèo đó tôi ác hơn người bình thường, tôi nhỏ mọn, tôi sẵn sàng nói xấu, ly gián, nói dóc, ăn cắp.

- Tật ganh tỵ.: Tôi không được vui khi người ta được gì thì đời nào khi tôi sanh ra lúc nào cũng dưới người ta. Khi ở dưới, tôi phải tìm cách ngoi lên và tôi tiếp tục làm bất cứ chuyện ác. Như vậy chỉ vì cái tật ganh tỵ tôi lại đẻ ra bao nhiêu cái ác nghiệp khác.

Luân hồi tái sinh đắng cay và mỏi mệt

Chưa kể tật tham, nóng tính thì mỗi tật như vậy nó lại dẫn đến những hạnh nghiệp, những hạnh nghiệp đó nó đẩy mình lún sâu vô trong án có án, trong nợ có thêm nợ. Quí vị biết cho vay nặng lãi, nợ nhỏ cộng với lãi thì ra nợ lớn, mà nợ lớn thì lãi lớn. Nó giống như cục tuyết càng lăn thì nó càng lớn dần.

Trong vòng luân hồi rất dễ sợ, cái thiện nó có khó hơn cái ác. Cứ mỗi cái ác nó được tạo tác thì nó sẽ đẩy mình về cái góc phương trời nào đó, mà ở phương trời đó mình lại có điều kiện ác tiếp. Cái thiện thì đưa mình về những cõi lành. Nhưng nó xui là ở cõi lành sướng quá mình lại quên tu. Còn ở cõi ác thì mình lại tìm cách xoay sở.

Trong kinh Trung Bộ nói: Đêm và ngày ai thường sống với tâm bất thiện thì nó giống như cái núi lơ lửng trên đầu họ. Đêm và ngày ai sống với tâm thiện thì giống như lọng trắng che trên đầu của họ .

Và trong kinh Tăng Chi nói: Chỗ nào ta sống bằng tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi thì chỗ đó là chuồng thú.

Dấu tích luân hồi: Vết mổ bẩm sinh của cô bé Winnie Easland

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Xem thêm