Một nếp sống an lành
Đây là bài học kinh nói lên một đề tài quán tưởng, đức Phật dạy cho các đệ tử đầu tay của Ngài, một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà-lâm), giảng đường Ông Anathapindika, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói Ngài sẽ thuyết giảng Tổng thuyết và Biệt thuyết của bài kệ tên là “Kinh Một Nếp Sống An Lành”.
Chữ Pàli là Bhaddekaratta, Bhaddeke có thể dịch là hiền, là an lành, Đây là một bài kệ đem lại sự an lành cho người quán. Trước hết, là Tổng thuyết bài kệ:
"Quá khứ không truy tìm.
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển.
Biết vậy nên tu tập.
Hôm nay, nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai.
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi nhất dạ hiền
Bậc an tịnh trầm lặng".
Tiếp đến là phần Biệt thuyết.
"Thế nào là vị Tỷ-kheo truy tìm quá khứ?
Vị Tỷ-kheo nghĩ "Như vậy là Sắc của tôi trong quá khứ" và truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Thọ của tôi trong quá khứ" và truy tầm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Tưởng của tôi trong quá khứ: " và truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Hành của tôi trong quá khứ" và truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Thức của tôi trong quá khư" và truy tìm hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự truy tìm quá khứ. "
Nếp sống đạo đức, lành mạnh của người Phật tử
"Và này, các Tỷ-kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ?"
Vị ấy nghĩ: "Như vậy là Sắc của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Thọ của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan ấy. "Như vậy là Tưởng của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Hành của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Thức của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy, như vậy này các Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ".
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ước vọng tương lai?".
Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là Sắc của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Mong rằng như vậy sẽ la Thọ của tôi trong tương lai", và truy tìm hân hoan trong ấy. "Mong rằng như vậy sẽ là Tưởng của tôi trong tương lai" và truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Mong rằng như vậy sẽ là Hành của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Mong rằng như vậy sẽ là Thức của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng tương lai. "
“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại?
Ở đây, này các Tỷ-kheo có kẻ vô văn phàm phu, không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị nầy quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ, hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; quán hành là tự ngã, hay quán tự ngã là có hành, hay quán hành là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong hành; quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay là quán thức trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.”
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị đa văn Thánh đệ tử, đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ... không quán tưởng... không quán hành... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại".
"Quá khứ trong truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển.
Biết vậy nên tu tập.
Hôm nay, nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai,
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi nhất dạ hiền,
Bậc an tịnh trầm lặng".
Khi Ta nói: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảm cho các thầy Tổng thuyết và Biệt thuyết", chính duyên ở đây mà nói như vậy.
(Kinh Nhất dạ hiền giả, Trung Bộ II, 131).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Giáo viên tỉnh thức chuyển hóa cuộc đời
Kiến thức 08:40 17/11/2024Giáo viên tỉnh thức, người đã trải qua một cuộc hành trình đầy ý nghĩa với sự chuyển hóa chính mình, trở thành những người truyền cảm hứng và thay đổi cuộc đời của hàng ngàn học sinh. Bước vào lớp học của họ, bạn sẽ cảm nhận được sự hiện diện và ảnh hưởng sâu sắc của những con người này.
Giác ngộ là đạt đến chân lí
Kiến thức 08:05 17/11/2024Đức Phật đã giác ngộ như thế nào và giác ngộ những gì vốn là một câu hỏi lớn mà xưa nay ai cũng muốn biết tường tận. Thường người ta cho rằng sau khi chứng đắc đạo quả, đức Phật trở thành bậc toàn năng, toàn trí, toàn giác.
Cánh đồng tâm
Kiến thức 22:46 16/11/2024Sự hiện hữu của mỗi người khi sinh ra đều có giá trị riêng, trong mỗi người đều có đời sống vật chất và đời sống tinh thần hay còn gọi đời sống tâm linh. Mỗi người đều lựa chọn một cách sống, khi hướng về cái gì thì đó là nhân duyên của mỗi người sẽ chú trọng đến điều đó.
Tích truyện Pháp Cú: Người gõ đầu lâu
Kiến thức 22:26 16/11/2024Đức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ở tại Kỳ Viên, liên quan đến Tôn giả Vangìsa. Thuở ấy, tại thành Vương Xá có một người Bà-la-môn tên Vangìsa, có tài biết được người chết sanh về đâu.
Xem thêm