Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thông tin đầy đủ về Kinh Phật trên Cổng thông tin Phật giáo

Kinh Phật chính là Pháp bảo là những lời dạy cao quý của Đức Phật, Phật tử tìm đọc và chiêm nghiệm những lời Phật dạy để hiểu đúng và thực hành đúng giúp lợi ta lợi người.

Kinh Phật là Pháp bảo, là chân lý giác ngộ, là phương pháp tu tập do Đức Phật truyền dạy, là phương tiện để chúng ta có thể thực hành theo đúng và đạt đến sự giác ngộ, đạt đến sự giải thoát giống như Đức Phật. Pháp bảo hay Kinh Phật bao gồm những lời dạy cao quý của Đức Phật Thích Ca, được lưu giữ trong ba tạng Kinh điển và truyền bá cho mọi người hữu duyên. Ngoài giáo pháp của Đức Phật, không còn có phương pháp nào khác có thể giúp chúng ta đạt đến sự giải thoát rốt ráo, vì thế mà Pháp được tôn xưng là “ngôi báu thứ hai trong Tam bảo”. Phật tử biết đến Kinh Phật, được thọ trì Kinh Phật là có duyên lành, cần phải biết trân trọng nhân duyên quý báu này.

Tụng Kinh Phật là đọc lại và chiêm nghiệm những lời Phật dạy để hiểu đúng chính xác điều tốt, điều xấu, hướng về những việc lợi ích cho con người mà thực hành. Từ đó áp dụng những điều Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày, nhằm đem lại an vui, lợi lạc cho mình và cho tất cả mọi người trong xã hội.

Tụng Kinh Phật là đọc lại và chiêm nghiệm những lời Phật dạy.

Tụng Kinh Phật là đọc lại và chiêm nghiệm những lời Phật dạy.

Kinh Phật và những điều Phật tử cần lưu ý

Đây chính là cơ hội tốt nhất để mỗi Phật tử được học hỏi, tư duy, quán chiếu, soi xét lại chính mình. Nhờ tư duy, quán chiếu mà thấy được rõ ràng chỗ si mê chấp ngã. Do ta thấy bản ngã là trên hết, không thấy được lẽ thật, nên hành động, nói năng không đúng chánh pháp, gây đau khổ cho người. Khi hiểu được như vậy, ta sẽ bớt si mê, tham lam quá đáng, không còn bi quan yếm thế, chán đời, luôn sống với tinh thần đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết, biết cảm thông và tha thứ với tinh thần vô ngã, vị tha.

Tuy nhiên, ngày nay việc tìm đọc những bản Kinh Phật đầy đủ và chính xác nhất là rất khó. Trong những năng lượng tích cực của Ban biên tập nhằm giúp cho Phật tử, Tăng Ni và bạn đọc trong nước và quốc tế tiếp cận với trí tuệ của Đức Phật một cách thuận lợi, chuyên mục Kinh Phật được khởi tạo trên Cổng thông tin Phật giáo giúp tối ưu dữ liệu và cập nhật một cách hệ thống những bản Kinh Phật đáp ứng nhu cầu của Phật tử, Tăng Ni và bạn đọc.

Kinh Phật là Pháp bảo, là chân lý giác ngộ, là phương pháp tu tập do Đức Phật truyền dạy.

Kinh Phật là Pháp bảo, là chân lý giác ngộ, là phương pháp tu tập do Đức Phật truyền dạy.

Trang nhà với tâm nguyện muốn được lan tỏa các giá trị từ bi hỷ xả trong giáo lý Đức Phật tới cộng đồng người sử dụng internet, mong muốn đóng góp một phần nhỏ niềm hạnh phúc của sự từ bi, trí tuệ và giải thoát trong đời sống thế tục.

Chuyên mục Kinh Phật đã được cập nhật thông tin trên giao diện trang chủ Phatgiao.org.vn. Mời bạn đọc bài trên chuyên mục mới của chúng tôi: Kinh Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh A Nậu La Độ

Kinh Phật 15:00 09/04/2024

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Kinh bồi đắp niềm tin

Kinh Phật 11:45 03/04/2024

Tuệ giác và niềm tin là những báu vật sáng chói nhất. Đó là những châu báu, tài sản cao cấp, trong khi đó thì tất cả các tài lợi, gia sản của thế gian đều vô thường.

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Xem thêm