Thứ năm, 03/10/2019, 09:48 AM

Một thoáng Tây Phương cổ tự mùa thu

Mùa thu về theo những vòm thị quả chín vàng, rụng đầy hai bên lối vào chùa Tây Phương, tạo nên một không gian mùa thu bình yên chốn thiền môn.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Chùa Việt

Hồ sơ công nhận Bảo vật quốc gia được các chuyên gia thống nhất đánh giá: Chùa Tây Phương là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu được hệ thống tượng Phật là những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam (hay nói cách khác là điển hình tiêu biểu của nghệ thuật Phật giáo Việt Nam) do các nghệ sĩ tạo hình thời Tây Sơn tạo nên qua những pho tượng tròn tuyệt đẹp.

Nằm trên đỉnh núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội, chùa Tây Phương là công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê, đặc biệt với kiệt tác 62 pho tượng Phật cổ được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Nằm trên đỉnh núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội, chùa Tây Phương là công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê, đặc biệt với kiệt tác 62 pho tượng Phật cổ được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Con đường dẫn vào chùa thanh vắng và thoáng đãng, khung cảnh xanh ngắt. Từ chân núi lên đến cổng chùa là 238 bậc đá ong.

Con đường dẫn vào chùa thanh vắng và thoáng đãng, khung cảnh xanh ngắt. Từ chân núi lên đến cổng chùa là 238 bậc đá ong.

Những vòm thị chín vàng rụng đầy trên mặt đất. Không gian quyện hương mùa thu nông nàn, bình yên.

Những vòm thị chín vàng rụng đầy trên mặt đất. Không gian quyện hương mùa thu nông nàn, bình yên.

Chùa có tên chữ là Sùng Phúc tự. Qua 238 bậc đá ong là đến cổng Tam quan thượng, cửa giữa treo bức đại tự: “Tây Phương Cổ Tự”.

Chùa có tên chữ là Sùng Phúc tự. Qua 238 bậc đá ong là đến cổng Tam quan thượng, cửa giữa treo bức đại tự: “Tây Phương Cổ Tự”.

Chùa chính với ba nếp nhà chạy song song, tòa trước và sau 05 gian, tòa giữa 03 gian, bố cục mặt bằng hình chữ Tam (三) gồm Tiền đường, Trung đường và Thượng điện, còn gọi là chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ. Mỗi toà đều có kiến trúc riêng nhưng hợp thành một quần thể hài hòa, hình thành một không gian rộng và thoáng đãng

Chùa chính với ba nếp nhà chạy song song, tòa trước và sau 05 gian, tòa giữa 03 gian, bố cục mặt bằng hình chữ Tam (三) gồm Tiền đường, Trung đường và Thượng điện, còn gọi là chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ. Mỗi toà đều có kiến trúc riêng nhưng hợp thành một quần thể hài hòa, hình thành một không gian rộng và thoáng đãng

Mái chùa có những góc đao cong vút lên, cấu tạo theo kiểu hai lớp.

Mái chùa có những góc đao cong vút lên, cấu tạo theo kiểu hai lớp.

Cả ba tòa chùa đều lợp ngói mũi hài cỡ lớn, phía dưới là một lớp ngói lót nhiều màu. Người xưa đã sử dụng ở đây 5 màu xen kẽ nhau: đỏ, xanh lá cây, xanh lam, vàng và trắng

Cả ba tòa chùa đều lợp ngói mũi hài cỡ lớn, phía dưới là một lớp ngói lót nhiều màu. Người xưa đã sử dụng ở đây 5 màu xen kẽ nhau: đỏ, xanh lá cây, xanh lam, vàng và trắng

Việc sử dụng những viên ngói lót ngũ sắc ở đây vừa có tác dụng trang trí cho mặt trong mái chùa, vừa mang ý nghĩa Phật đạo, nó tượng trưng cho chiếc áo cà sa, là 5 màu của bông sen thanh khiết. Đây là một nét độc đáo của cấu trúc mái chùa Tây Phương mà ở các ngôi chùa khác không có.

Việc sử dụng những viên ngói lót ngũ sắc ở đây vừa có tác dụng trang trí cho mặt trong mái chùa, vừa mang ý nghĩa Phật đạo, nó tượng trưng cho chiếc áo cà sa, là 5 màu của bông sen thanh khiết. Đây là một nét độc đáo của cấu trúc mái chùa Tây Phương mà ở các ngôi chùa khác không có.

Khu vực chùa Trung. Điện Phật ở cả ba nếp nhà đều được bài trí tôn nghiêm. Hệ thống tượng thờ ở chùa khá đầy đủ, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít, như các bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn, tượng Bồ tát Di Lặc, tượng Bồ tát Văn Thù, tượng Bồ tát Phổ Hiền, tượng A Nan, tượng Ca Diếp, tượng Bát Bộ Kim Cương ...

Khu vực chùa Trung. Điện Phật ở cả ba nếp nhà đều được bài trí tôn nghiêm. Hệ thống tượng thờ ở chùa khá đầy đủ, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít, như các bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn, tượng Bồ tát Di Lặc, tượng Bồ tát Văn Thù, tượng Bồ tát Phổ Hiền, tượng A Nan, tượng Ca Diếp, tượng Bát Bộ Kim Cương ...

Tượng Tổ thứ nhất (Ma Ha Ca Diếp tôn giả) và thứ hai (A Nan Đà tôn giả) được bài trí trên Phật điện, cùng hàng với tượng Tuyết Sơn

Tượng Tổ thứ nhất (Ma Ha Ca Diếp tôn giả) và thứ hai (A Nan Đà tôn giả) được bài trí trên Phật điện, cùng hàng với tượng Tuyết Sơn

Khu vực chùa Thượng. Điểm nổi bật nhất ở chùa Tây Phương là các bộ tượng, với hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Chùa có nhiều pho tượng là những tác phẩm điêu khắc xuất sắc của dân tộc ở các thế kỷ XVII, XVIII, XIX như : Tượng Tuyết Sơn, và tượng Quan Âm Chuẩn Đề (thờ ở chùa Trung); tượng Bát bộ Kim Cương (thờ ở chùa Hộ)

Khu vực chùa Thượng. Điểm nổi bật nhất ở chùa Tây Phương là các bộ tượng, với hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Chùa có nhiều pho tượng là những tác phẩm điêu khắc xuất sắc của dân tộc ở các thế kỷ XVII, XVIII, XIX như : Tượng Tuyết Sơn, và tượng Quan Âm Chuẩn Đề (thờ ở chùa Trung); tượng Bát bộ Kim Cương (thờ ở chùa Hộ)

Khu vực chùa Thượng. Điểm nổi bật nhất ở chùa Tây Phương là các bộ tượng, với hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Chùa có nhiều pho tượng là những tác phẩm điêu khắc xuất sắc của dân tộc ở các thế kỷ XVII, XVIII, XIX như : Tượng Tuyết Sơn, và tượng Quan Âm Chuẩn Đề (thờ ở chùa Trung); tượng Bát bộ Kim Cương (thờ ở chùa Hộ)

Khu vực chùa Thượng. Điểm nổi bật nhất ở chùa Tây Phương là các bộ tượng, với hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Chùa có nhiều pho tượng là những tác phẩm điêu khắc xuất sắc của dân tộc ở các thế kỷ XVII, XVIII, XIX như : Tượng Tuyết Sơn, và tượng Quan Âm Chuẩn Đề (thờ ở chùa Trung); tượng Bát bộ Kim Cương (thờ ở chùa Hộ)

Bộ tượng La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau ở hai bên tường thượng điện đã thực sự cuốn hút du khách. Qua sự tỉ mỉ của người thuyết minh, tâm tư của từng pho tượng dần hiện lên trước mắt du khách… có pho thì đứng, có pho thì ngồi, pho có vẻ mặt hân hoan tươi tắn, có pho như đang phân bua thì thầm trò chuyện cùng ai, pho thì giương mắt mày nhíu xệch, pho lại có vẻ mặt trầm tư khắc khổ.

Bộ tượng La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau ở hai bên tường thượng điện đã thực sự cuốn hút du khách. Qua sự tỉ mỉ của người thuyết minh, tâm tư của từng pho tượng dần hiện lên trước mắt du khách… có pho thì đứng, có pho thì ngồi, pho có vẻ mặt hân hoan tươi tắn, có pho như đang phân bua thì thầm trò chuyện cùng ai, pho thì giương mắt mày nhíu xệch, pho lại có vẻ mặt trầm tư khắc khổ.

Chùa được xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần không trát vữa, tạo cảm giác thô mộc gần gũi, các cửa sổ đều hình tròn với biểu tượng “sắc – không” của đạo Phật.

Chùa được xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần không trát vữa, tạo cảm giác thô mộc gần gũi, các cửa sổ đều hình tròn với biểu tượng “sắc – không” của đạo Phật.

Nhà Tổ - Nhà Mẫu được làm theo kiểu ba gian hai dĩ, kết cấu theo kiểu chữ Nhị. Phía bên ngoài thờ Tổ, phía bên trong thờ Mẫu.

Nhà Tổ - Nhà Mẫu được làm theo kiểu ba gian hai dĩ, kết cấu theo kiểu chữ Nhị. Phía bên ngoài thờ Tổ, phía bên trong thờ Mẫu.

Những lối đi hẹp dài, lát gạch đỏ lấm tấm rêu xanh bên mỗi hông chùa dễ tạo cảm giác như đang đi trong sân vườn của những làng quê mộc mạc thời xưa.

Những lối đi hẹp dài, lát gạch đỏ lấm tấm rêu xanh bên mỗi hông chùa dễ tạo cảm giác như đang đi trong sân vườn của những làng quê mộc mạc thời xưa.

Những trái mít mùa thu chín nứt vàng phả hương vào không gian.

Những trái mít mùa thu chín nứt vàng phả hương vào không gian.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, diện mạo kiến trúc hiện nay của chùa vẫn giữ được dáng dấp, bố cục từ thời Lê.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, diện mạo kiến trúc hiện nay của chùa vẫn giữ được dáng dấp, bố cục từ thời Lê.

Chùa đã được Bộ Văn Hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1962. Di tích chùa Tây Phương được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt ngày 31/12/2014. Hệ thống tượng Phật chùa Tây Phương gồm 34 pho có niên đại thời Tây Sơn đã được công nhận Bảo vật quốc gia ngày 14/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Chùa đã được Bộ Văn Hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1962. Di tích chùa Tây Phương được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt ngày 31/12/2014. Hệ thống tượng Phật chùa Tây Phương gồm 34 pho có niên đại thời Tây Sơn đã được công nhận Bảo vật quốc gia ngày 14/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ

Ảnh 16:01 10/12/2024

Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Xem thêm