Trẩy hội chùa Tây Phương 06/03 âm lịch chiêm bái tượng Phật cổ
Chính hội chùa Tây Phương diễn ra vào ngày 10/4 (tức 6/3 Âm lịch), kéo dài 3 ngày sau đó với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc như hát chèo, quan họ, các trò chơi dân gian, kéo co, đấu vật… Đặc biệt, chương trình múa rối nước gắn liền với những tên tuổi nghệ nhân của thôn Yên, xã Thạch Xá.
Nhớ ngày mùng 6 tháng 3
Ăn cơm với cà, đi hội Chùa Tây.
(Ca dao cổ xứ Đoài)
Chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa to và đẹp nhất ở đồng bằng Bắc bộ, đã từng hấp dẫn bao nhiêu nhà nghiên cứu mỹ thuật, nhà văn, nhà thơ, nhiếp ảnh gia xa gần.
Chùa Tây Phương - một ngôi chùa cổ có tên Sùng Phúc Tự, được xây dựng từ thời nhà Đường, đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Chùa bao gồm các hạng mục như: Tam quan thượng, Tam quan hạ, miếu Sơn thần, Tiền Đường, nhà Tổ, nhà Mẫu và nhà Khách. Kiến trúc nghệ thuật của ngôi chùa tập trung vào 3 tòa: Tiền đường, Trung đường và Thượng điện. Chùa được xây dựng với kết cấu kiến trúc mặt bằng kiểu chữ Tam với 3 tòa nằm song song.
Kiến trúc chùa Tây Phương điển hình cho kiến trúc các ngôi chùa Bắc bộ với kết cấu kiểu chồng diêm, 2 tầng, 8 mái, dấu thiền, lợp ngói mũi hài, các mái đao quay lên cong vút, trên có gắn tứ linh. Nơi đây còn tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo, bao gồm: chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long đều có chạm trổ hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng rất tinh xảo, được tạo ra dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng mộc trong vùng.
Hệ thống tượng phật của chùa Tây Phương là những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam, do các nghệ sĩ tài hoa tạo nên. Tất cả đều mang phong cách nghệ thuật hiện thực và sống động. Các pho tượng mang đậm cá tính, dù không miêu tả một con người cụ thể, song tính chân dung lại rất chuẩn mực. Từng pho tượng là từng tác phẩm riêng biệt, độc bản, có một không hai, vừa hiện thực, vừa giàu tính nghệ thuật.
Chùa Tây Phương đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt và bộ tượng Phật giáo thời Tây Sơn tại chùa được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm