Mùa Phật đản về
Xuân đi, Hạ đến mang theo cái nắng nóng oi bức của tháng tư, hoà với những cơn mưa đầu hè rả rích, vậy mà những búp sen trong đầm đua nhau rộ nở, như báo hiệu một mùa Phật đản nữa lại về trong niềm hoan hỷ của những người con Phật khắp năm châu.
Vào những ngày đầu tháng tư âm lịch, khắp các nẻo đường từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu cũng treo các biểu ngữ pano, cờ hoa rực rỡ để chuẩn bị đón mừng ngày kỷ niệm thái tử Tất Đạt Đa thị hiện ra đời, đây là sự kiện trọng đại có một không hai trong lịch sử nhân loại.
Sự thị hiện của Ngài như một đại nguyện “cứu khổ ban vui” giữa cõi đời ô trược, đại nguyện ấy chính là“ Ta ra đời vì hạnh phúc, an lạc cho số đông, vì lợi ích cho chư thiên và loài người”. Để thể hiện tinh thần “tri ân báo ân” bậc thầy cao cả, hàng năm những người con Phật đều tổ chức đại lễ Phật đản, nhằm để tôn vinh những giá trị tâm linh cao đẹp mà Đức Phật đã đem đến cho cuộc đời này.
Ý nghĩa Phật đản sanh (Phật đản PL.2568 - DL.2024)
Đại lễ Phật đản không chỉ mang màu sắc văn hóa tâm linh từ bao đời nay, mà đó còn là ngày kỷ niệm mang ý nghĩa thiêng liêng trọng đại đối với toàn thể Phật giáo đồ. Chắc hẳn, mỗi khi mùa Phật đản về lòng người con Phật cũng lâng lâng nỗi niềm cảm xúc, nhớ lại sự kiện đản sinh của đấng giác ngộ tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây gần 2600 năm. Sự thị hiện của Ngài như để san bằng những hố sâu phân chia giai cấp và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, xua đi những áp bức bất công của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ, nhằm đem lại niềm hạnh phúc an vui cho nhân loại.
“Phật về mở cửa vô minh
Khơi dòng suối mát nối tình chúng sanh
Phật về cho đất thêm lành
Cho hoa thêm nhụy cho cành trổ bông”.
Phải chăng, sự thị hiện của Ngài như vầng thái dương phá tan màn vô minh đen tối, mở ra cho nhân loại một con đường của tình thương và trí giác. Giờ đây những người con Phật khắp năm châu nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng đều long trọng tổ chức kỷ niệm ngày đản sanh của đấng Từ phụ Thích Ca để tỏ lòng tôn kính, niệm ân bậc thầy của chúng sinh trong ba cõi.
Năm nay, mùa Phật đản PL.2568 lại trở về trong niềm hân hoan của tất cả những người con Phật, và đại lễ diễn ra theo các nghi lễ truyền thống như: lễ rước Phật, tắm Phật, diễu hành xe hoa… với các hoạt động có ý nghĩa thiết thực khác nhằm để tưởng nhớ, tôn vinh Đức Phật, như một nhân vật lịch sử vĩ đại.
Ngoài ý nghĩa trên, đại lễ Phật đản còn nhắc nhở mỗi người con Phật chúng ta không ngừng nỗ lực tu tập, noi theo gương hạnh và lời dạy của Ngài, để hướng đến con đường giác ngộ tâm linh cao đẹp, xứng đáng là bậc mô phạm thay thế Đức Phật “Hoằng hoá lợi sanh, tuyên dương chánh pháp”, để cho nguồn giáo pháp của Đức Phật được lan toả khắp muôn nơi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm