Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/06/2021, 16:38 PM

Nét độc đáo có một không hai của quần thể tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự

“Bảo Hải Linh Thông Tự là công trình tâm linh ngự trị trong lòng thiên nhiên, được thiết kế mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống và chứa đựng dấu ấn kiến trúc của thời đại” Giáo sư, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính chia sẻ.

Kiến trúc độc bản

Khánh thành cuối tháng 5/2021, quần thể tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự được các chư tăng Phật tử hoan hỉ đón nhận bởi những giá trị đặc biệt từ địa thế đến kiến trúc công trình. Đây là quần thể tâm linh có vị trí hiếm có ở Hạ Long, tọa lạc trên non cao là núi Ba Đèo, được bao bọc bởi đồi thông xanh mát và có tầm nhìn hướng ra vịnh biển.

Ấn tượng trước khung cảnh thiên nhiên và địa thế nơi này, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) lúc sinh tiền đã đặt tên cho quần thể là Bảo Hải Linh Thông Tự. Tên gọi mang ý nghĩa “ngôi chùa linh thiêng nằm giữa đồi thông xanh mát” hay “bảo vật gìn giữ, bảo vệ cho thành phố biển Hạ Long được bình an, thịnh vượng”.

“Lạc bước” trong không gian thiền tịnh bên vịnh Hạ Long

Bảo Hải Linh Thông Tự (1) (1)

Thượng tọa Thích Đạo Hiển – Ủy viên Hội đồng Trị sự T.Ư, Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh trong lần đầu chiêm bái Bảo Hải Linh Thông Tự cũng vui mừng chia sẻ: “Bảo Hải Linh Thông Tự nằm vị trí đắc địa, hướng ra vịnh Hạ Long, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Về kiến trúc, Bảo Hải Linh Thông Tự xây hoàn toàn mới những vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của Phật giáo Việt Nam. Đây là điều rất đáng quý trong giai đoạn hiện nay”.

Vốn là chuyên gia kiến trúc đầu ngành về di sản và trùng tu tại Việt Nam, nhưng khi đảm nhận vai trò thiết kế tổng thể quần thể này, Giáo sư (GS) Hoàng Đạo Kính và cộng sự đối diện không ít thách thức.

Bảo Hải Linh Thông Tự thừa hưởng khung cảnh thiên nhiên nên thơ, khoáng đạt nhưng công trình lại có địa thế hẹp và không bằng phẳng. Do đó, ông và các cộng sự đã phải dày công nghiên cứu tìm giải pháp kiến trúc, để tạo nên quần thể tâm linh hài hòa và lồng ghép giá trị thiên nhiên xung quanh.

“Chúng tôi xác định xây dựng công trình tâm linh ngự trị trong lòng thiên nhiên chứ không chiếm đoạt thiên nhiên. Công trình khiêm nhường về quy mô, hiểu thấu khung cảnh đất trời Hạ Long”, GS Hoàng Đạo Kính cho hay.

Ông và ekip đặt ra mục tiêu kiến tạo Bảo Hải Linh Thông Tự là sản phẩm kiến trúc ấn tượng, có sự khác biệt so với những công trình đã kinh qua, nhằm khơi dậy lòng tự hào của mỗi người Việt khi tới đây dừng chân chiêm bái.

Top điểm đến tâm linh đẹp ngoạn mục tại Quảng Ninh

Bảo Hải Linh Thông Tự (2) (1)

“Chúng ta xây dựng Bảo Hải Linh Thông Tự vào thế kỷ 21 nên không thể thụ động sao chép nguyên mẫu mô hình của bất cứ ngôi chùa cổ nào của Việt Nam. Công trình phải chứa đựng dấu ấn kiến trúc của thời đại, có sự khác biệt, điển hình là Ngũ Phương Bảo Tháp, 5 tòa tháp, độc nhất vô nhị, không nơi nào có được,” GS Hoàng Đạo Kính cho biết thêm.

Ngũ Phương Bảo Tháp được thiết kế theo mô hình ngũ phương Phật, gồm 5 tháp, tượng trưng cho 5 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung tâm; 5 bộ: Bảo Bộ, Liên Hoa Bộ, Kim Cang Bộ, Nghiệp Bộ, Phật Bộ; 5 sắc: Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng, Đen. Trong đó, tháp trung tâm gồm 9 tầng, cao 25,2m, bên trong đặt tượng Phật và cột kinh cao 4m, được lấy theo mẫu cột kinh Phật có niên đại từ 1000 năm trước tại chùa Nhất Trụ (Hoa Lư, Ninh Bình), với mong muốn nguyện cầu bình an cho muôn dân, cho đất nước… Bốn tháp xung quanh mỗi tháp gồm 5 tầng, cao 12,1m. Toàn bộ 5 khối tháp được làm bằng đá hoa cương lắp ghép nguyên khối, liên kết bằng mộng đá. Bên trong tháp, phần nội thất được ốp đá cẩm thạch từ Ấn Độ.

Kế thừa giá trị tiền nhân

Bảo Hải Linh Thông Tự (3) (1)

Mang đậm tinh thần Phật giáo và kế thừa giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc, Bảo Hải Linh Thông Tự là sự tổng hòa giữa lối kiến trúc chùa Việt cổ tại Bắc Bộ vào thế kỷ 17, 18 và sự vận dụng sáng tạo ngôn ngữ tạo hình dân gian. Toàn bộ các công trình trong quần thể (trừ Ngũ Phương Bảo Tháp) đều được làm bằng gỗ lim. Nghệ thuật trang trí được chăm chút kỹ lưỡng, thể hiện sự tinh xảo trong điêu khắc gỗ truyền thống. Chiêm bái các khu thờ gồm Tam Bảo, Nhà Tổ, Hành lang Tả vu, Hữu vu, sẽ thấy bộ khung gỗ vì mái dạng “giá chiêng, chồng rường” và các chi tiết trang trí, tạo hình sen, mây được cách điệu một cách tinh xảo. Hình tượng hoa sen còn được thể hiện trên từng chi tiết chạm khắc trang trí cửa gỗ. Các chân cột cũng đều được tạo hình hoa sen, thậm chí hệ thống cột trống trên xà cũng được đặt trên đấu sen. Biểu tượng lá sen cũng xuất hiện trên các xà, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong nghệ thuật tạo hình trang trí tại quần thể.

Bảo Hải Linh Thông Tự cũng là quần thể tâm linh đầu tiên tại Việt Nam sở hữu hệ thống tượng đồng hết sức quy mô. Toàn bộ 66 pho tượng đồng tại đây đều được tạo tác theo nguyên mẫu thờ tại các chùa cổ Việt Nam ở Bắc Bộ như: Chùa Bà Đá, Chùa Lý Quốc Sư, Chùa Hoà Mã, Chùa Chân Tiên, Chùa Vua, Chùa Mía, Chùa Tây Phương (Hà Nội) và chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang). Quá trình tạo tác cũng rất kỳ công, khi các bức tượng được chuyển tải nguyên mẫu từ tượng gỗ sang tượng đồng và sử dụng công nghệ đúc đồng khuôn vỏ mỏng hiện đại nhất hiện nay, để đảm bảo trường tồn với thời gian.

Những điểm đến tâm linh kỳ vĩ bậc nhất Quảng Ninh

Bảo Hải Linh Thông Tự (4) (1)

Một công trình kiến trúc tâm linh có sự giao hòa giữa thiên nhiên và dấu ấn kiến trúc thời đại, Bảo Hải Linh Thông Tự sẽ là điểm đến thu hút đông đảo Phật tử bốn phương đến chiêm bái, cầu an như nhận định của Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Tôi tin rằng Bảo Hải Linh Thông Tự sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn với không chỉ đồng bào Phật tử mà cả bà con nhân dân. Bởi như chúng ta đã biết, Núi Ba Đèo vốn là địa điểm ít được biết đến thì Bảo Hải Linh Thông Tự sẽ mang lại luồng sinh khí mới, nơi đây sẽ là một phát tích tiềm năng thiên cổ cũng như góp phần tăng trưởng du lịch Quảng Ninh”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm