Nếu đem Phật Pháp hoằng khắp thế giới, lưu truyền dài lâu, phước đức của mình đời đời kiếp kiếp hưởng không hết!
Học phật phải mở rông tâm lượng, không nên chỉ nghĩ đến lợi ích của chính mình. Lợi ích của mình quá nhỏ bé, quá ngắn ngủi. Chỉ cần một làn hơi không tiếp tục, lợi ích của quý vị ở nơi đâu? Lợi ích của mình hưởng thụ được đến bao giờ?
Học phật phải mở rông tâm lượng, không nên chỉ nghĩ đến lợi ích của chính mình. Lợi ích của mình quá nhỏ bé, quá ngắn ngủi. Chỉ cần một làn hơi không tiếp tục, lợi ích của quý vị ở nơi đâu? Lợi ích của mình hưởng thụ được đến bao giờ? Thật là mê muội đến cùng cực! Nếu có thể đem Phật pháp hoằng khắp thế giới, lưu truyền dài lâu, tự nhiên phước đức của mình đời đời kiếp kiếp hưởng không hết.
Tứ hoằng thề nguyện là con đường thành Phật. Trước tiên dạy quý vị phát nguyện, mở rộng tâm lượng, không được khởi tâm động niệm đều nghĩ đến lợi ích của mình. Cái tâm lượng này quá nhỏ. Phật dạy chúng ta phát nguyện, phải vì lợi ích của tất cả chúng sanh, phải độ tất cả chúng sanh.
Tất cả chúng sanh đương nhiên là bao gồm luôn cả gia tộc, gia đình của quý vị… Tâm nguyện của mỗi người khi sanh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới là đều muốn độ tất cả chúng sanh. Nếu tâm lượng của quý vị quá nhỏ bé, chỉ muốn độ người nhà, độ một mình quý vị thì tư tưởng, kiến giải của quý vị và các Ngài không tương đồng. Quý vị làm sao vãng sanh được? Cho nên, nhất định phải phát đại tâm. Tâm lượng của quý vị lớn thì chư Phật hộ niệm, Long Thiên sẽ hộ trì.
Những điều thiện, ác mà Phật pháp nói, phàm là lợi ích cho chính mình thì đều là ác, lợi ích cho người khác mới là thiện… Cho nên, phương pháp của Phật giáo dạy chúng ta là: Khởi tâm động niệm đều nghĩ đến người khác, không nghĩ đến chính mình… Chúng ta tu Tịnh độ, A Di Đà Phật là Bổn Sư của chúng ta. Ngài phát 48 lời nguyện, không có nguyện nào cho chính mình. Tâm nguyện của Ngài thật lớn la ! Niệm niệm vì tất cả pháp giới chúng sanh. Tất cả chúng sanh, trên từ Đẳng Giác Bồ Tát, dưới đến địa ngục chúng sanh, tâm nguyện của Di Đà là viên mãn. Chúng ta học Phật, phải học điểm này.
So với Tiểu Thừa, Đại Thừa cao minh hơn, phương pháp cũng diệu dụng hơn, đó là: Niệm niệm không nghĩ tới mình, niệm niệm đều nghĩ đến chúng sanh, «Tôi» tự nhiên bị quên dần. Trong pháp Đại Thừa, pháp môn niệm Phật càng thù thắng, càng diệu xảo. Ngài dạy chúng ta niệm niệm đều nghĩ đến A Di Đà Phật, nghĩ đến tâm nguyện của A Di Đà Phật, nghĩ đến hành trì của A Di Đà Phật. Bốn mươi tám đại nguyện của A Di Đà Phật phổ độ tất cả pháp giới chúng sanh, tâm lượng quảng đại vô lượng vô biên. Đích thật là không thể so sánh với các vị Đại Thừa Bồ Tát khác.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Xem thêm