Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/09/2021, 13:08 PM

Ngắm khung cảnh bình yên của ngôi chùa lớn nhất Bảo Lộc

Chùa Di Đà là ngôi chùa lớn nhất của thành phố Bảo Lộc, với quần thể kiến trúc mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Viếng thăm chùa, quý vị sẽ được tìm về sự bình yên đúng nghĩa giữa không gian núi rừng.

Chùa Di Đà thuộc buôn Đăng Đừng, xã Đạ Tồn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, cách TP. Bảo Lộc khoảng 30 km.

Chùa Di Đà thuộc buôn Đăng Đừng, xã Đạ Tồn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, cách TP. Bảo Lộc khoảng 30 km.

Được biết, chùa được xây dựng từ năm 2005 với diện tích khoảng 13 ha, đây là nơi tu học, hành trì của đạo tràng Phật tử người Kinh, Châu Mạ, Tày, K' Ho…

Được biết, chùa được xây dựng từ năm 2005 với diện tích khoảng 13 ha, đây là nơi tu học, hành trì của đạo tràng Phật tử người Kinh, Châu Mạ, Tày, K' Ho…

Kiến trúc của chùa hết sức độc đáo bởi đây là một công trình kiến trúc Phật Giáo độc đáo lớn nhất tại Bảo Lộc, là sự kết hợp từ phong cách Châu Mạ và kiến trúc Tây Nguyên cổ truyền.

Kiến trúc của chùa hết sức độc đáo bởi đây là một công trình kiến trúc Phật Giáo độc đáo lớn nhất tại Bảo Lộc, là sự kết hợp từ phong cách Châu Mạ và kiến trúc Tây Nguyên cổ truyền.

Kiến trúc chùa Di Đà với mái chùa không phải hình long, ly, quy, phụng mà là những họa tiết được khắc trên trống đồng Đông Sơn – một biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Toàn cảnh, chùa Di Đà được bao phủ bởi một màu xanh của cỏ cây và màu đỏ của mái ngói.

Kiến trúc chùa Di Đà với mái chùa không phải hình long, ly, quy, phụng mà là những họa tiết được khắc trên trống đồng Đông Sơn – một biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Toàn cảnh, chùa Di Đà được bao phủ bởi một màu xanh của cỏ cây và màu đỏ của mái ngói.

Ngôi chùa nằm ở ngay làng người Châu Mạ nên mang dáng dấp của những ngôi nhà sàn của bà con nơi đây. Ở chùa Di Đà, để công trình có thể bền vững với thời gian không thể thiếu được việc xây dựng từ xi măng, cốt thép bên cạnh những nếp nhà tranh, nhà gỗ… gần gũi, bình dị.

Ngôi chùa nằm ở ngay làng người Châu Mạ nên mang dáng dấp của những ngôi nhà sàn của bà con nơi đây. Ở chùa Di Đà, để công trình có thể bền vững với thời gian không thể thiếu được việc xây dựng từ xi măng, cốt thép bên cạnh những nếp nhà tranh, nhà gỗ… gần gũi, bình dị.

Trong khuôn viên chùa, ngoài những nét đặc trưng nhà Phật, còn có tượng già làng, mẹ địu con và rất nhiều những chiếc crăngđa (chuông gió, bà con làm bằng nứa, cắm trên nương để đuổi thú rừng).

Trong khuôn viên chùa, ngoài những nét đặc trưng nhà Phật, còn có tượng già làng, mẹ địu con và rất nhiều những chiếc crăngđa (chuông gió, bà con làm bằng nứa, cắm trên nương để đuổi thú rừng).

Tượng phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây bồ đề.

Tượng phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây bồ đề.

Tượng phật bà Quan Thế Âm.

Tượng phật bà Quan Thế Âm.

Sau chùa là khách đường, trai đường… đây là nơi tiếp khách quan trọng của chùa, nơi dự khoá tu hay cũng là chơi cho những du khách muốn xin ở lại chùa lâu hơn để tĩnh tâm, thiền.

Sau chùa là khách đường, trai đường… đây là nơi tiếp khách quan trọng của chùa, nơi dự khoá tu hay cũng là chơi cho những du khách muốn xin ở lại chùa lâu hơn để tĩnh tâm, thiền.

Đi vào sâu bên trong chùa là một khuôn viên rộng lớn được trang trí bằng nhiều tiểu cảnh, hồ sen và các công trình độc đáo.

Đi vào sâu bên trong chùa là một khuôn viên rộng lớn được trang trí bằng nhiều tiểu cảnh, hồ sen và các công trình độc đáo.

Nếu quý vị có dịp du lịch Đà Lạt đừng quên ghé thăm chùa Di Đà để khám phá nét kiến trúc độc đáo của Tây Nguyên, đồng thời tìm về cho mình một sự bình yên trong tâm hồn.

Nếu quý vị có dịp du lịch Đà Lạt đừng quên ghé thăm chùa Di Đà để khám phá nét kiến trúc độc đáo của Tây Nguyên, đồng thời tìm về cho mình một sự bình yên trong tâm hồn.

Nguồn ảnh: Facebook Ruộng Ngô

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng

Ảnh 09:55 01/05/2024

Chùa Ô Chumaram Prếk Chếk (hay gọi chùa Ô Chum), nằm ở ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng, được hình thành trên 200 năm. Hiện nay, chùa trở thành một điểm đến lịch sử, văn hóa của nhiều du khách.

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xem thêm