Thứ năm, 03/11/2022, 11:33 AM

Nghề nghiệp có thể nuôi dưỡng sự hiểu biết và lòng từ bi của ta

Hành nghề với chánh niệm giúp ta quán chiếu những liên hệ nhân duyên xa gần đối với nghề nghiệp mình, thấy được bản chất của nó và biết rõ được đó là chánh mạng hay tà mạng.

Ý thức rằng thiên nhiên và xã hội con người đã bị tàn phá trầm trọng vì bạo động và bất công, con nguyện thực tập chánh mạng, quyết tâm không sinh sống bằng những nghề nghiệp có thể gây tàn hại cho con người và thiên nhiên, không đầu tư vào những doanh nghiệp chuyên làm lợi cho một nhóm người trong khi tước đoạt môi trường và cơ hội sinh sống của những nhóm người khác. Con nguyện chọn một nghề có thể giúp con thực hiện được lý tưởng từ bi và cứu khổ của đạo Bụt.

Giảng giải: 

Chánh mệnh là một trong tám ngành thực tập của bát chánh đạo. Chính mệnh có nghĩa là theo đuổi một nghề nghiệp an lành, chân chính, không phương hại đến con người và thiên nhiên, về phương diện vật chất cũng như tinh thần. Trái với chính mệnh tức là tà.

Thế nào là nghề chánh mạng?

Nghề nghiệp có thể nuôi dưỡng sự hiểu biết và lòng từ bi của ta 1

Nghề nghiệp ta có thể nuôi dưỡng sự hiểu biết và lòng từ bi của ta, vì vậy phương tiện sinh sống có liên hệ mật thiết tới sự hành đạo.

Hành nghề với chánh niệm giúp ta quán chiếu những liên hệ nhân duyên xa gần đối với nghề nghiệp mình, thấy được bản chất của nó và biết rõ được đó là chánh mạng hay tà mạng. Sống trong một giai đoạn mà nạn thất nghiệp lan tràn, sự chọn lựa nghề nghiệp trở nên khó khăn.

Nếu rủi ro mà nghề nghiệp ta đang theo đuổi không có mức độ chánh mạng cần thiết thì ta phải lập tâm tìm một nghề khác, đừng để cho thói quen dìm ta vào quên lãng. Nghề nghiệp ta có thể nuôi dưỡng sự hiểu biết và lòng từ bi của ta, vì vậy phương tiện sinh sống có liên hệ mật thiết tới sự hành đạo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Từ đâu có tham, sân, sợ hãi, niệm?

Kiến thức 10:30 24/04/2025

Thiền sử Việt Nam kể rằng khi Vua Trần Thái Tông (1218-1277) rời bỏ kinh thành, lên núi xin xuất gia, thì được Quốc sư Trúc Lâm dạy rằng: "Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm. Tâm lặng mà biết, thì đó là Chân Phật. Nay ngài nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài."

Bố thí cúng dường rồi, đừng sinh tâm hối tiếc

Kiến thức 16:22 22/04/2025

Hối hận hay sự truy hối của tâm là tính chất của tâm sở ố tác. Ố tác tức là đối với những việc đã làm, khi nhìn lại, nhớ lại, cảm thấy đáng ghét, đáng khinh, khả ố.

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Kiến thức 08:30 22/04/2025

Đức Phật khai thị một dạng thức chung nhất: Ác giả, ác báo. Nó không thiên vị một ai, không ngoại trừ một ai cả.

An tĩnh trước cơn giận

Kiến thức 10:00 13/04/2025

Đức Phật đưa ra dụ ngôn về một trận chiến giữa chư Thiên và loài A-tu-la. Trận chiến này xảy ra rất khốc liệt. Cuối cùng, chư Thiên thắng trận và loài A-tu-la bị đánh bại. Vua A-tu-la là Vepacitti bị bắt trói hai tay, hai chân và cổ, rồi dẫn đến trước vua của chư thiên là Sakka

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo