Thứ năm, 24/02/2022, 09:48 AM

Ở đâu có chánh nghiệp, chánh mạng, ở đó có tình người

Bố thí là chia sẻ thức ăn vật thực, cúng dường tài sản là tin tưởng bậc đạo hạnh trí tuệ có năng lực phân phát cứu tế và tạo phước cho rộng khắp cho chúng sinh.

Việt có một đặc tính là khách đến nhà đều muốn đãi khách ăn món gì đó ngon, món gì là đặc sản quê nhà vùng miền của mình, khi khách ra về thì cũng mong muốn khách có một món quà gì đó mang về. Nhiều nơi người dân còn đặt thùng nước mát, đặt võng nghỉ hay chút tiền lẻ cho người qua đường có chút đỡ lòng.

Nói ra thì đó là lòng hiếu khách, nhưng cũng là cái phước làm việc bố thí, là lòng bồ đề rộng mở của người dân xứ mình.Còn nói về phần âm, theo tục lệ của một số dân tộc, thì chúng ta có hình thức cúng giỗ, khi cúng giỗ, tùy vào điều kiện, nhiều gia đình còn bày lễ cúng thiên, hay bày một bàn riêng để cúng cô hồn ngạ qủy.

Nhiều gia đình người Hoa có tập tục cúng thí vào ngày 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Nhà chùa thì ngày nào cũng cúng ngọ, riêng vào các ngày 15 và 1 âm lịch thì cúng nhiều vật phẩm hơn. Đặc biệt vào các ngày lễ lớn, lễ khánh thành, lễ khởi công đều có tổ chức đàn chẩn tế cô hồn ngã qủy. Tuần rằm đến chùa không phân giàu nghèo đều có cơm chay miễn phí, có lộc Phật đem về...

Tại sao khi trở về với vùng quê, vùng rừng núi, con người vẫn giản dị, nhân hậu và ấm áp tình người như thế? Giàu nghèo có phải thước đo cho tình người không?

Tại sao khi trở về với vùng quê, vùng rừng núi, con người vẫn giản dị, nhân hậu và ấm áp tình người như thế? Giàu nghèo có phải thước đo cho tình người không?

Cả hai hình thức giao tiếp ứng xử này đều xuất phát từ tâm rộng rãi, từ tình thương. Bởi trong kinh Phật dạy, có nhiều cõi sống và dạng sống khác nhau cùng cộng sinh trong Tam giới. Mỗi cõi giới việc ăn uống có các hình thức khác nhau như: đoàn thực (ăn bằng nhai nuốt), xúc thực (ăn bằng ngửi hương vị), tư thực (ăn bằng nghĩ tưởng)...

Ở một số cõi sống khác như cõi ngã qủy, chúng sinh do thiếu phước mà phải đoạ sinh vào cảnh giới ấy, đói khổ, nhưng không có bất cứ phương tiện nào mưu sinh nên kết thành một cảnh giới đói khát, họ chỉ chờ mong vào tình thương và sự tử tế ở cõi người. Cảnh giới của họ còn thê thảm hơn cảnh giới súc sinh, không thể tự kiếm sống. 

Do khát muốn dục vọng nhiều nhưng không đạt được bất kỳ khát muốn nào, nên đau khổ chết đi đoạ vào cảnh giới ấy. Chúng sinh cõi ấy được miêu tả bằng hình ảnh bụng to như trống mà cổ nhỏ bằng kim, nên ăn hoài mà không bao giờ biết no. Đó cũng là biểu hiện cho tâm thức đau khổ vì tham vọng quá lớn của cõi người.

Như vậy sự cúng thí, bố thí không chỉ mang ý nghĩa tâm linh tín ngưỡng tôn giáo mà còn là sự kết nối của tình người.Đức Phật dạy trong pháp lành có 3 pháp, bố thí, cúng dường và phục vụ.

Bố thí là chia sẻ thức ăn vật thực, cúng dường tài sản là tin tưởng bậc đạo hạnh trí tuệ có năng lực phân phát cứu tế và tạo phước cho rộng khắp cho chúng sinh. Khi bố thí cúng dường thì phát tâm hồi hướng công đức ấy cho pháp giới chúng sinh, nhờ công đức nghe pháp, tu tập mà được an lành giải thoát. Phục vụ là làm tất cả các công việc mưu sinh và giúp đỡ người khác trong khả năng của mình, phục vụ cũng là việc làm công quả nơi ở các nơi tổ chức thiện nguyện, các tổ chức vô vụ lợi, các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo...

Việc cúng dường tài sản và làm công quả, thiện nguyện là hành vi tạo phước, gieo duyên lành bố thí cúng dường. Vì thế tất cả những ai tham nhũng, bòn rút ở các chốn công, như nhà nước hay các tổ chức vô vụ lợi, các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo đều mang quả báo đoạ vào loài ngã qủy, hay địa ngục chịu khổ vô cùng.

Chúng ta thấy ở nhiều quốc gia phát triển họ không phải do thiếu ăn thiếu mặc, thiếu năng lực để cạnh tranh thành đạt, nhưng vì sao xã hội của họ số người trầm cảm lại nhiều như thế? 

Phải chăng đó là cái lạnh lùng của tình người.Tại sao khi trở về với vùng quê, vùng rừng núi, con người vẫn giản dị, nhân hậu và ấm áp tình người như thế? Giàu nghèo có phải thước đo cho tình người không? 

Ở đâu có chánh nghiệp, chánh mạng, ở đó có tình người, có năng lượng trong lành mát mẻ.Nhìn vào bao thói hư tật xấu của người Việt đôi lúc sẽ hoang mang, nhưng vẫn còn thấy đó những hình thức ứng xử kia, chúng ta còn niềm tin vào lòng trong sạch và tử tế của dân mình, xứ mình...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm