Nghệ thuật chép kinh Phật Sagyeong độc nhất vô nhị của Hàn Quốc
Nghệ thuật chép kinh Phật Sagyeong là một hình thức nghệ thuật biểu hiện có lịch sử lâu đời của Hàn Quốc, lưu truyền đến nay đã được khoảng 1.700 năm.
Chùa Hòa Phúc phát động 'Ở nhà chép kinh - mừng Phật đản sinh...'
Ở Hàn Quốc, Sagyeong (sự kết hợp của Thiền định và Nghệ thuật) là một loại hình nghệ thuật độc đáo của Hàn Quốc đã được lưu truyền hàng từ 1700 năm trước. Thông qua Sagyeong, có thể giúp thanh lọc tâm trí, đạt đến một cảnh giới tĩnh lặng, an hòa. Sagyeong bao gồm việc sao chép kinh Phật và vẽ những hình mẫu trang trí tinh mỹ lên kinh Phật.
Các nghệ thuật gia sẽ dùng một cây bút lông, chấm vào một chất liệu bột hỗn hợp vàng và bạc để sao chép kinh Phật. Ngoài ra còn vẽ hoa sen hay những mẫu hình tinh xảo, tỉ mỉ khác trang trí lên kinh sách, qua đó mà thể hiện một vẻ đẹp nghệ thuật siêu việt cả giới hạn tôn giáo.
Bởi vì quá trình thực hành Sagyeong đòi hỏi sự tập trung cao độ và các kỹ thuật chuẩn xác, nên nó được xem là một phương pháp để rèn luyện bản thân.
Về nghệ thuật, nó liên quan đến văn chương, cách hình tượng hóa và nghệ thuật thư pháp. Về mặt tinh thần, đó là một phương thức thiền định, thanh lọc tâm trí và thể hiện sự thành kính.
Nghệ thuật chép kinh Phật Sagyeong xuất hiện tại Hàn Quốc vào đầu thế kỷ thứ IV và đã phát triển mạnh mẽ trong suốt triều đại Goryeo gần 500 năm.
Trong thời kỳ này, toàn bộ Tam Tạng Kinh – 3 phần cốt lõi trong kinh điển của Phật giáo với khoảng 6.000 cuốn kinh điển, đã được ghi chép hơn 10 lần trong bản in bằng gỗ hoặc bằng bột vàng và bạc.
Nghệ thuật chép kinh Phật Sagyeong đạt đỉnh cao trong thế kỷ 12 và 13 khi các Đại tạng kinh được khắc lên 81.258 khối in bằng gỗ từ năm 1236 đến năm 1251.
Bộ sưu tập thánh thư này hiện nay chính là di sản thế giới được bảo tồn tại Haeinsa, một ngôi chùa ở Hàn Quốc
Với việc thực hành rộng rãi vào thời điểm đó, nghệ thuật chép kinh Phật Sagyeong đã trở thành một trong ba di sản văn hoá đại diện cho triều đại Goryeo cùng với ngọc bích và các bức tranh Phật giáo.
Tuy nhiên, nghệ thuật chép kinh Phật Sagyeong ở Hàn Quốc gần như bị phá hủy trong triều đại Joseon do chính sách chống Phật giáo.
Ông Kim Kyeong-ho, Hội trưởng Hiệp hội Nghiên cứu sao chép kinh Phật Hàn Quốc đã dành vài chục năm để nghiên cứu loại hình nghệ thuật này, từ đó phục hồi và cải biên lại nó. Ông hiện là một nghệ thuật gia hàng đầu và chuyên gia giáo dục ở lĩnh vực này.
Ông đã từng tìm hiểu về văn học và nghệ thuật từ khi còn học đại học. Từ 5 tuổi ông đã bắt đầu học viết thư pháp, đến nay đã có thâm niên 50 năm.
Ông đã cống hiến bản thân để phát triển môn nghệ thuật Sagyeong trong suốt 30 năm qua. Là tác giả của cuốn “Giới thiệu về Sagyeong”, ấn bản đầu tiên về nghệ thuật chép kinh Phật Sagyeong thời hiện đại ở Hàn Quốc.
Nghệ thuật chép kinh Phật Sagyeong của Kim Kyeong-ho không chỉ là sao chép hoặc khôi phục từ Sagyeong truyền thống, người nghệ sĩ này đã tạo ra một hình thái mới của Sagyeong dựa vào những di sản cũ.
Nghệ thuật chép kinh Phật Sagyeong của Kim Kyeong-ho cho thấy một kiến thức tinh vi và tiên tiến hơn.
Yêu cầu sức mạnh về thể chất và tinh thần, môn nghệ thuật của ông lập tức thu hút sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là những người muốn được tĩnh tâm trước cuộc sống hiện đại.
Tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm trong văn học và nghệ thuật
Những cảm nhận về hội họa Phật giáo
Ông không chỉ có thể chép kinh Phật một cách ngay ngắn quy chuẩn, mà còn có thể vẽ lên kinh Phật các hình như hoa sen, mây, những đường viền mảnh mai…
Có những đường viền mỏng chưa đến 0,5mm, để làm được điều này thì không chỉ đòi hỏi năng lực mà còn phải có sự tập trung chuyên chú cao độ, nếu không rất dễ bị sai sót.
Có thể thấy rằng, ngoài thái độ thành kính tôn trọng kinh Phật cũng như khả năng nghệ thuật, bộ môn nghệ thuật này cũng đòi hỏi tính tập trung và khắc chế bản thân cao độ.
Kim Kyeong-ho cho biết, ông có thể làm việc 10 giờ liên tục không ngừng nghỉ ở nhiệt độ lên đến 37 - 38 độ C để có thể hoàn thành một tác phẩm.
Nhiệt độ cao chính là một trong những điều kiện cần thiết để sử dụng chất liệu vẽ đặc thù của loại hình nghệ thuật này.
Đi tìm truyền nhân chép kinh trên lá buông của người Kmer An Giang
Ông đã có rất nhiều triển lãm cá nhân, bao gồm 15 chương trình do nhà nước Hàn Quốc tổ chức.
Ông cũng dạy Sagyeong truyền thống tại các trường đại học, các kênh truyền hình Phật giáo và Trung tâm Văn hoá Đông Á.
Đặc sắc nghệ thuật Phật giáo Việt Nam qua các bức tượng
Ông đã được các tổ chức uy tín nhiều lần tham dự các buổi thuyết trình về Sagyeong.
Qua nhiều năm, ông đã đóng góp rất nhiều bài tiểu luận về nghiên cứu của ông đối với Sagyeong cho nhiều tạp chí Phật giáo khác nhau.
Hơn nữa, ông đã tư vấn và tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu và khôi phục di sản quốc gia.
>Xem thêm video: Hoa sen và thuyết luân hồi của Phật giáo"":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Xem thêm