Thứ bảy, 25/07/2020, 16:49 PM

Tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm trong văn học và nghệ thuật

Bồ Tát Quan Thế Âm được tạo dáng dưới tôn tượng là hiện thân của một người nữ. Theo triết lý Phật giáo, Phật và Bồ Tát thì không có nam hay nữ. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam, vì những luồng tư tưởng, hay những niềm tin của người dân mà hình tượng Quan Âm được ví như một người mẹ hiền.

Bồ tát Quán Thế Âm - Cảm ứng nhiệm màu của người mẹ hiền

Tín ngưỡng tôn giáo là một yếu tố văn hoá có tính phổ biến, trong đời sống của người dân Việt ta, dù theo tôn giáo nào, tín ngưỡng nào, thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận một điều rằng hình ảnh Quán Thế Âm đã ăn sâu vào tiềm thức của người con Việt. Hình ảnh này được thể hiện qua những phong tục tập quán hằng ngày của người dân. Một cách chân thực hơn, chúng ta có thể thấy hình ảnh Quán Âm hiển hiện trong những hành động, cử chỉ hay ngôn ngữ thường nhật. Bởi lẽ, dân ta vốn ưa chuộng cái thiện, ghét cái ác, ưa làm lành, tránh dữ, mong muốn một cuộc sống thanh bình, ấm êm, hạnh phúc và luôn ước ao mọi người cùng đến với nhau bằng sự cảm thông, tha thứ, tâm tâm được kết nối trong tình thương yêu đùm bọc.

Có thể nói, hình ảnh Ngài là biểu tượng sống nói lên tiếng nói thầm kín và những khát khao mong muốn cũng như quan điểm đạo đức của người dân Việt Nam. Niềm khát khao đó được người dân Việt Nam cụ thể hóa trong các lĩnh vực văn học và nghệ thuật. Thông qua những tác phẩm văn học và những lĩnh vực nghệ thuật, người dân đã xây dựng cho mình một hình ảnh Quán Âm mang đậm sắc thái văn hóa của người dân Việt, gửi gắm vào đó những khát vọng, niềm tin về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc.

Tín ngưỡng tôn giáo là một yếu tố văn hoá có tính phổ biến, trong đời sống của người dân Việt ta, dù theo tôn giáo nào, tín ngưỡng nào, thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận một điều rằng hình ảnh Quán Thế Âm đã ăn sâu vào tiềm thức của người con Việt.

Tín ngưỡng tôn giáo là một yếu tố văn hoá có tính phổ biến, trong đời sống của người dân Việt ta, dù theo tôn giáo nào, tín ngưỡng nào, thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận một điều rằng hình ảnh Quán Thế Âm đã ăn sâu vào tiềm thức của người con Việt.

32 bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm từ Bắc đến Nam

Trước khi bàn về tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm ở Việt Nam, xin sơ lược vài nét về sự hội nhập Phật giáo vào Việt Nam. Phật giáo, một tôn giáo vĩ đại của phương Đông từ thung lũng sông Hằng truyền đến miền Nam Tích Lan rồi đến phía bắc cao nguyên Trung Á, tới các hải đảo phía đông Nhật Bản và du nhập đến Việt Nam.

Giáo lý Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo lý sống cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Vì thế, Phật giáo đã nhanh chóng hoà nhập với văn hoá Việt Nam thời bấy giờ. Trong quá trình phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã có sự chuyển đổi vai trò rất lớn và trở thành Phật giáo Việt Nam có những nét đặc thù của dân tộc Việt, khác hẳn với Phật giáo các nước khác.

Giáo lý Phật giáo thẩm thấu rất sâu vào xã hội và con người Việt Nam. Tín ngưỡng Bồ Tát xuất hiện ở ngước ta khá sớm. Sau đó, tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm trong tâm thức của người dân ở xã hội thời bấy giờ có vị trí đặc biệt quan trọng.

Nói đến tín ngưỡng văn hóa của người Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến văn học dân gian và nghệ thuật dân tộc. Bởi lẽ, văn học dân gian và nghệ thuật dân tộc là hai bộ phận quan trọng đóng vai trò trung tâm đối với nền văn hóa dân tộc. Chúng được hình thành dựa trên nền tảng văn hóa và tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ văn hóa. Chúng như tấm gương phản chiếu một cách trung thực đời sống tinh thần, vật chất của con người và xã hội ngay từ thời kỳ khởi nguyên. Vì thế, người Việt xưa đã khéo léo hình tượng hóa nền văn hóa nói chung cũng như tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm nói riêng vào trong những bài thơ ca, các tác phẩm văn chương, các lễ hội, các công trình điêu khắc nghệ thuật,… Thông qua đó, chúng ta càng thấy rõ hơn sự ảnh hưởng sâu sắc của tín ngưỡng Quán Thế Âm đối với người Việt Nam.

Bồ Tát Quan Thế Âm được tạo dáng dưới tôn tượng là hiện thân của một người nữ. Theo triết lý Phật giáo, Phật và Bồ Tát thì không có nam hay nữ.

Bồ Tát Quan Thế Âm được tạo dáng dưới tôn tượng là hiện thân của một người nữ. Theo triết lý Phật giáo, Phật và Bồ Tát thì không có nam hay nữ.

Công hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm

Trong thơ ca Việt, hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm được nhắc đến như người mẹ hiền, với tấm lòng bao dung, ban vui, cứu khổ cho những đứa con đang mắc cảnh lầm than:

“Cha già là Phật Thích Ca

Mẹ già như thể Phật Bà Quan Âm”

Hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm được nhắc đến trong câu ca dao trên cho ta thấy cha ông ta từ ngàn xưa đã tôn thờ Ngài với một tấm lòng rất thành kính nhưng cũng lại rất thân thiện, gần gũi, thân thương. Bồ Tát, Phật được ví như là bậc cha, mẹ chung mà bất cứ ai trong chúng ta muốn báo đền ân đức sinh thành của mình cũng nên hướng về các Ngài mà kính ngưỡng, học tập, noi theo những phẩm hạnh cao quý của Thánh hiền để mong việc hiếu nghĩa mới được đáp đền. Hình ảnh của Ngài đã thẩm sâu và luôn hiển hiện trong tâm trí người Việt, điều đó phản chiếu rất rõ tâm niệm và niềm tin tuyệt đối của dân ta đối với Bồ Tát Quán Thế Âm.

Không chỉ dừng lại ở thơ ca, hình ảnh Ngài còn ăn sâu vào các tác phẩm văn chương có giá trị. Bên cạnh những tác phẩm Kinh văn, truyện cổ tích Phật giáo, văn học Việt Nam còn nổi bật là hai tác phẩm trường thiên viết về sự hóa thân của Phật Bà Quan Âm được truyền tụng khá rộng sâu trong dân gian Việt Nam, đó là Quan Âm Nam Hải và Quan Âm Thị Kính. Hai tác phẩm hàm súc triết lý từ bi nhà Phật, cùng với những tình tiết diễn ra đầy ly kỳ, hấp dẫn, hàm chứa cốt lõi của chữ tâm, chữ hiếu và tấm lòng từ bi, nhẫn nhục, vị tha của Bồ Tát Quán Thế Âm. Qua đó, chúng ta nhận ra được mặt tích cực trong tư duy của cha ông ta thuở xưa là ghét cái xấu và yêu thích, tôn vinh cái đẹp. Có thể bắt gặp một mô tuýp khá quen thuộc trong các tác phẩm đó hình ảnh Ngài Quan Âm thị hiện như một bà Tiên cứu thế, mang trong người tất cả những gì tinh hoa nhất, tốt đẹp nhất, may mắn nhất để biểu trưng cho cái thiện, trừng phạt cái ác. Hình ảnh này nói lên được niềm khao khát thật đơn sơ mộc mạc của con người thời xưa, đó chính là có một cuộc sống công bằng và luôn có niềm tin vào nhân quả: “ở hiền ắt sẽ gặp lành, ở ác ắt sẽ gặp dữ”. Thông qua đó, họ muốn truyền lại cho con cháu đời sau những thông điệp của tình thương và bổn phận làm người.

Giáo lý Phật giáo thẩm thấu rất sâu vào xã hội và con người Việt Nam. Tín ngưỡng Bồ Tát xuất hiện ở ngước ta khá sớm.

Giáo lý Phật giáo thẩm thấu rất sâu vào xã hội và con người Việt Nam. Tín ngưỡng Bồ Tát xuất hiện ở ngước ta khá sớm.

Bồ Tát Quán Thế Âm, tín ngưỡng và triết lý

Bên cạnh những tác phẩm văn học, những câu ca dao, hình tượng Quan Âm còn là nét đẹp văn hóa trong những ngày lễ truyền thống, những ngày cúng viếng của dân tộc Việt Nam. Qua những chuyến nghiên cứu khảo sát điền giã văn hóa dân gian trong những dịp lễ hội, các học giả đều bắt gặp những hình tượng Quan Âm qua các cuộc lễ hội tuy có sự biến tấu về hình thức cho phù hợp với văn hóa vùng miền, nhưng hình ảnh Quan Âm đều mang một đặc điểm chung đó là thể hiện được niềm tin vào sự từ bi, cứu khổ cứu nạn, kết nối tình yêu thương giữa con người với con người. Ngoài các ngày Vía Bồ Tát Quan Âm được tổ chức trong chùa như 19/02; 19/06; 19/09 mà các tín đồ Phật giáo vẫn thường biết tới thì trong dân gian còn có rất nhiều lễ hội với hình ảnh Quan Âm được biến tấu dựa theo nhu cầu, ước muốn và mục đích của mỗi lễ hội. Điển hình như lễ hội chùa Hương, hình ảnh Quan Âm hiện lên trong lễ hội là hình ảnh Phật Bà với những thần lực vi diệu mà dân gian vẫn tương truyền rằng Chùa Hương là chốn linh thiêng, năm xưa có Phật Bà Quan Âm hiện thân cứu khổ độ sinh. Hay những lễ hội cúng tế của các ngư dân biển, họ cầu cúng sự gia hộ, lòng từ bi cứu khổ đến các ngư dân khi gặp trắc trở trong những lúc làm việc trên biển. Nhìn vào đây, chúng ta có thể thấy rõ người dân Việt luôn tin tưởng vào một thế lực bên ngoài có thể cứu khổ ban vui đó chính là hiện thân của Bồ Tát Quan Âm được thể hiện qua tín ngưỡng trong các ngày lễ hội.

Sự ảnh hưởng của hình tượng Bồ Tát Quan Thế Âm trong văn hóa người dân Việt còn được ghi nhận về mặt vật chất đó chính là hình ảnh Quan Âm trong các công trình kiến trúc mỹ thuật. Tại Việt Nam, hình ảnh Bồ Tát Quan Thế Âm được tạo dáng dưới tôn tượng là hiện thân của một người nữ. Theo triết lý Phật giáo, Phật và Bồ Tát thì không có nam hay nữ. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam, vì những luồng tư tưởng, hay những niềm tin, mong cầu của chính người dân mà hình tượng Quan Âm được ví như một người mẹ hiền. Bởi những cơ cực, những sóng gió tai ương, cùng với cuộc sống khốn khó, người dân ta lầm than không biết nhờ cậy vào ai, nên họ đã mượn hình ảnh Quan Âm, nương tựa vào đó mà thoát khổ. Vì thế, chúng ta nhận rõ được một điều là người dân Việt Nam ta luôn lấy đức tin làm tối thượng, luôn gửi gắm những gì tốt đẹp nhất vào hình tượng người có thể cứu khổ ban vui, xua tan hết mọi khổ đau trong cuộc sống. Xét về tư tưởng thì hình ảnh Quan Âm có những điểm khác nhau do văn hóa vùng miền, nhưng về hình thức và các kiến trúc nghệ thuật thì đều toát lên được một vẻ đẹp uy quyền, từ bi, của một đấng cứu thế. Từ đó nói lên được những khát khao và những gửi gắm về sự tốt đẹp cũng như hiện thân của đời sống tâm linh trong xã hội Việt Nam.

Sự ảnh hưởng của hình tượng Bồ Tát Quan Thế Âm trong văn hóa người dân Việt còn được ghi nhận về mặt vật chất đó chính là hình ảnh Quan Âm trong các công trình kiến trúc mỹ thuật.

Sự ảnh hưởng của hình tượng Bồ Tát Quan Thế Âm trong văn hóa người dân Việt còn được ghi nhận về mặt vật chất đó chính là hình ảnh Quan Âm trong các công trình kiến trúc mỹ thuật.

Cảm niệm về 12 đại nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm

Có thể thấy rằng, hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm từ lâu đã trở nên quen thuộc trong đời sống văn hóa Việt. Ở khắp nơi trên đất Việt, trải dài từ Bắc vào Nam, đâu đâu cũng có bóng dáng nhân từ độ lượng của vị Bồ Tát này. Ngài hiện diện trong tranh vẽ, trong văn chương điển tích lẫn trong ngôn từ, ca dao thi ca Việt Nam, và ngay cả trong các lễ hội, trong điêu khắc cũng có hình ảnh Ngài.

Ngài là biểu tượng của người mẹ hiền có tình yêu thương vô bờ bến và lòng khoan dung vô lượng. Người dân Việt vốn là những người dồi dào tình cảm và giàu tưởng tượng. Họ từng sống trong cảnh chiến tranh ly loạn, tận mắt thấy sự bạo tàn của giặc xâm lăng và thường xuyên chứng kiến những thiên tai hạn hán. Vì thế, mơ ước có đời sống thanh bình, an cư lạc nghiệp và tin vào sự hộ trì của thần linh là điều tất yếu xảy ra trong cộng đồng Việt thời ấy. Do vậy, hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm đại diện cho lòng đại từ và sự cảm thông vô hạn dễ dàng bén rễ và phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân được thể hiện rõ nét nhất qua lĩnh vực văn học và nghệ thuật.

> Xem thêm video: Tu thân theo lời Phật dạy:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo

Kiến thức 13:00 06/01/2025

Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.

Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật

Kiến thức 12:05 06/01/2025

Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo

Kiến thức 08:20 04/01/2025

Mười ngàn thế giới ngay sát-na ấy rung động dữ dội, quả đất dày bốn mươi do-tuần chao qua đảo lại như địa chấn. Giờ phút ấy đi vào vĩnh cửu. Chư thiên, phạm thiên hoan ca, vui mừng vì một đấng Toàn Giác đã xuất hiện trên thế gian.

Xem thêm