Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nghĩ về tội lỗi của nạn "giả sư" đi lừa đảo

Thế nào là tội có kết quả trong đời sau? Có người suy xét như sau: Quả báo dị thục của thân khẩu ý ác, sau khi thân hoại mạng chung phải sinh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục. Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong đời sau.

Đừng xem nhẹ những điều ác nhỏ
Vì cho rằng chẳng có hại chi
Hãy xem nước nhỏ vào ly
Mỗi giây một giọt, li ti đầy tràn.
Người ngu tối tham, gian, ác đạo
Ngày qua ngày, gây tạo nghiệp duyên
Tâm tà, nhân xấu tăng thêm
Đến khi quả trổ, triền miên muộn sầu.
 
Mùng 3 Tết chúng con có lên thăm ông Gióng leo bậc của đường bộ, ánh nắng dịu dàng của những ngày đầu năm thật thanh bình và tinh khiết cả núi rừng, lan tỏa vào những ngôi nhà, Học viện Phật giáo một màu vàng ấm.
 
Nhắc đến đền Sóc là ai cũng biết nới đó có tượng đài thánh Gióng, có Học viện Phật giáo, có chùa Non Nước… ở đó có rất nhiều tăng, ni nhưng ngày lễ Tết thì vắng hẳn. Vậy mà vẫn có “sư” đứng bê bát khất thực ở trên đường khi chúng con leo lên tượng đài, nhìn sang bên trái là chùa Non Nước, một câu hỏi tại sao là chùa ngay đây sao “sư” lại phải đứng khất thức, tại sao “sư” không ở chùa, chùa có hòm công đức cơ mà… thậm chí có cả những cô gái trẻ, cũng đứng giả là “sư cô”, tóc búi cao rồi đội mũ che lại, khăn quàng cổ màu sắc rực rỡ, áo màu bên trong để thò ra ống áo xen lẫn màu áo nâu… 

Cứ mùa lễ hội tới là hàng loạt các “sư” về khất thực, thậm chí có cả những “thương binh” ngồi đeo kính đen và để trước mặt là cái bát. Những ngày tháng cuối của năm 2015 đã có rất nhiều vụ việc “giả sử”, lừa dân, nhận tiền cúng dường, rồi đủ thể loại, con tự hỏi tới khi nào việc giả sư mới được “chặn” lại?

Đáng thương hơn tất cả, dù rằng gieo nhân gì gặt quả đó, những sự việc giả sư lừa gạt dân được tái hiện một phần vì người dân không hiểu rõ, không hiểu sâu về Phật giáo, người miền Bắc thường quan niệm rằng "già mới đến chùa, chứ trẻ biết gì mà đến chùa" chính những ý niệm đó nên mới không hiểu về Phật giáo, vì thế mà mà nhận thức không có sâu, người dân đi chùa họ chỉ biết tới chùa là lễ vái, đốt vàng mã, mùa đồ, cúng dường, cho vài tờ tiền vào hòm công đức, cầu cầu, xin xin rồi lại ra về. Cho nên thấy “sư” đi bán hương hay đứng xin tiền là “bố thí vài đồng”. 
"Sư cô" đổ bát tiền vào túi đãi khi ít người qua lại
Có một sư ở bên Thái chia sẻ với con rằng: Người Thái họ rất hiểu đạo, từ bé mà cha mẹ đã hướng và gửi tới chùa, vì hiểu từ nhỏ nên việc đặt bát như một truyền thống, họ rất ý thức được các vấn, nếu gặp một sư giả họ vẫn cúi lạy chào vị sư đó vì người dân họ hiểu rằng nếu là sư giả thật thì vị đó sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, họ cúi lạy chào vì họ tôn trọng Y phục, chứ không phải tôn trọng con người đó, vì Y là sự giải thoát, chư tăng chỉ là thể hiện sự giáo pháp.

Vậy nên họ rất ý thức dù mọi vấn đề xảy ra như thế nào.

Kẻ làm ác quả sầu chưa trổ
Chẳng phải do nhân quả không thiêng
Đến khi quả xấu kề bên
Ác thời gặp ác khổ phiền ngày đêm.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ kheo:

Này các Tỳ kheo có hai loại tội. Tội có kết quả ngay trong hiện tại và tội có kết quả trong đời sau.

Tội có kết quả ngay trong hiện tại là như nào? Này các Tỳ kheo, khi thấy nhà vua bắt được kẻ trộm, kẻ vô loại, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ bị đánh bằng roi cho đến bị chặt đầu, Thấy vậy liền suy nghĩ. Do làm các nghiệp ác nên mới bị các hình phạt như vậy. Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong hiện tại.

Thế nào là tội có kết quả trong đời sau? Có người suy xét như sau: Quả báo dị thục của thân khẩu ý ác, sau khi thân hoại mạng chung phải sinh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục. Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong đời sau.

Do vậy này các Tỳ kheo, cần phải học tập như sau: Chúng ta phải sợ hãi đối với tội có kết quả hiện tại và trong đời sau. Chúng ta phải thấy rõ sự nguy hiểm và tránh xa các tội lỗi.

Ai đã lỡ gieo trồng nghiệp ác
Đừng làm liều, tiếp tục gây thêm
Chớ mà biện hộ, tìm quên
Quả sầu phải gặt, xích xiềng bủa giăng.

Hi vọng một năm mới với nhiều việc thiện, mọi người hiểu biết tới những lời chỉ dạy của đức Phật nhiều hơn.

Đầu Xuân năm mới con kính chúc quý thầy, quý sư cô luôn mạnh khỏe, thân tâm thường an lạc và phật sự viên thành. Con chúc toàn thể quý phật tử cát tường như nguyện, tâm an thân khỏe và tinh tiến học Phật hộ trì chính pháp.

Diệu Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Khổ đau có nhiều hơn hạnh phúc?

Phật giáo thường thức 10:10 24/04/2024

Người đệ tử Phật cần bình tâm quán sát để thấy được khổ là bản chất của cuộc đời. Đây là một tuệ giác lớn để luôn tự chủ, tự tại trước mọi đổi thay, biến động.

Tịnh độ trong trái tim ta

Phật giáo thường thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Xem thêm