Ngôi chùa cổ có quả chuông nặng 9 tấn nằm giữa hồ nước ở Nam Định
Tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, chùa Cổ Lễ có kiến trúc độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật từ năm 1988. Đặc biệt, chùa sở hữu quả chuông nặng đến 9 tấn, nằm giữa hồ nước, thu hút nhiều du khách đến chiêm bái.
Theo Cổng TTĐT Đảng ủy tỉnh Nam Định, chùa Cổ Lễ được xây dựng từ khoảng thế kỷ 12, trên một nền đất vuông, rộng gần 36.000m², có sông nhỏ và hồ bao quanh.
Thông tin từ Bảo tàng tỉnh Nam Định cho biết, kiến trúc chùa có sự kết hợp khéo léo giữa yếu tố cổ truyền và kiến trúc Gothic phương Tây, tạo nên nét khác biệt và độc đáo. Nếu như chùa cổ Việt Nam thường thấp và trải rộng về bề ngang, thì chùa Cổ Lễ không chỉ rộng mà còn khá cao với kết cấu mái vòm kiên cố.
Tổng thể công trình chùa từ ngoài vào trong được sắp xếp theo thứ tự cổng chùa, tháp Cửu phẩm Liên hoa, cầu cuốn, tam quan, nhà hội quán, đền Thánh, đền Mẫu, hai cầu núi, chùa chính, nhà tổ, nhà khách, phòng tăng, pháp đường, tòa Kim chung bảo các, vườn tháp…
Trong đó, tháp Cửu phẩm Liên hoa là công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật tiêu biểu nhất, là điểm nhấn trên tổng thể công trình chùa Cổ Lễ. Tháp cao 32m, có 9 tầng như đóa sen hợp thành, mang ý nghĩa 9 tầng trời trong tín ngưỡng Phật giáo.
Đặc biệt, chùa còn lưu giữ một quả chuông nặng 9 tấn, nằm giữa một hồ trong khuôn viên chùa. Quả chuông có tên gọi là Đại Hồng Chung, đúc vào năm 1936, cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm.
Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho. Quả chuông này chưa được đánh một lần nào, nhưng dân gian truyền miệng khi đánh lên, cả tỉnh và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng chuông ngân.
Theo báo Nam Định điện tử, chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ Đức thánh Tổ Thiền sư Nguyễn Minh Không – một vị Quốc sư thời Lý có nhiều công lao đóng góp cho đất nước và nhân dân, trong đó có nhân dân vùng Giao Thủy xưa – Cổ Lễ ngày nay.
Lễ hội chùa Cổ Lễ diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Chín Âm lịch hằng năm, nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức thánh Tổ Thiền sư Nguyễn Minh Không.
Đây là một trong những lễ hội truyền thống, tiêu biểu của tỉnh Nam Định, còn bảo lưu được nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, giàu tính nhân văn, phản ánh đời sống văn hóa phong phú, đa dạng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Năm 2023, “Lễ hội chùa Cổ Lễ” đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật
Chùa Việt 15:18 19/11/2024Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.
Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai
Chùa Việt 09:00 19/11/2024Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa
Chùa Việt 16:47 18/11/2024Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.
Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang
Chùa Việt 08:50 18/11/2024Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Xem thêm