Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/05/2020, 09:47 AM

Ngôi chùa có hệ thống tường xây khắc nhiều chữ Vạn nhất Việt Nam

Từ một ngôi cổ tự, với ý tưởng độc đáo của sư thầy trụ trì, tấm lòng hảo tâm của Phật tử thập phương, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã xuất hiện một công trình tôn giáo tín ngưỡng độc đáo được xác lập kỷ lục: ngôi chùa có nhiều chữ Vạn nhất Việt Nam.

Ý nghĩa chữ Vạn trong Phật giáo

Chùa Cương Xá được các bậc tiền nhân xây dựng ở nơi đắc địa, cảnh trí thiên nhiên hài hòa, khi chọn đất xây dựng chùa đều có có 4 yếu tố quan trọng là có nước, có lửa, có lương thực, có cây xanh và không gian thoáng mát. Chùa Cương Xá ở xã Hải Tân, là một trong những công trình tôn giáo với kiến trúc độc đáo ở tỉnh Hải Dương. Chùa Cương Xá là địa chỉ tâm linh và là điểm tham quan quen thuộc của người dân Hải Dương cùng khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Chùa Cương Xá - Ngôi chùa có hệ thống tường xây khắc nhiều chữ Vạn nhất Việt Nam

Chùa Cương Xá - Ngôi chùa có hệ thống tường xây khắc nhiều chữ Vạn nhất Việt Nam

Lược sử chùa Cương Xá

Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km, về thăm chùa Cương Xá, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp truyền thống của một trong những ngôi chùa có tuổi đời nhiều nhất Việt Nam.

Chùa Cương Xá có tên gọi là Quỳnh Khâu tự nằm trên một gò đất cao về phía tây nam của làng. Chùa có từ thời Tây Hàn, được trùng tu lần đầu vào thời Lê Vĩnh Tộ năm thứ 9 (1619 – 1628).

Do chiến tranh, loạn lạc, chùa đã hư hại nhiều, vì vậy đến năm 1946, người dân trong vùng tổ chức trùng tu lại lần 2. Thượng tọa Thích Thanh Cường, Trụ trì chùa Cương Xá, cho biết: Năm 2009, chùa được trùng tu tôn tạo lần thứ 3 và diện tích được mở rộng hơn 360m2. Khi động thổ đã phát hiện các dấu tích quý giá về niên đại xây dựng chùa. 

Hình tượng bánh xe lăn trong Phật giáo có ý nghĩa như thế nào?

Chữ

Chữ "Vạn" thể hiện cho quyền năng, biểu tượng sức mạnh, trí tuệ, hào quang cũng như sự từ bi, lòng từ bi thương xót của chúng sinh không có giới hạn.

“Khi trùng tu chùa đã phát hiện vết tích nền móng của ngồi chùa cổ, lúc đó Chùa mời các nhà sử học đến thẩm định. Sau khi kiểm tra, nghiên cứu, nhà sử học Tăng Bá Hoành và nhà sử học Lê Văn Lan khẳng định ngôi chùa Cương Xá có từ Thế kỷ I- III. Theo đó Chùa Cương Xá còn có tên gọi là Quỳnh Khâu Tự (Chùa Gò Ngọc). Trong dân gian còn có câu ca là: Thứ nhất đống (Gò đất cao) da, thứ nhì đống gạo, thứ ba đống chùa, vì vậy chùa có tên là Quỳnh Khâu Tự, Khâu Tự là đống ngọc, Chùa Khâu tự là Chùa trên đống (Gò) Ngọc”, Thượng tọa Thích Thanh Cường nói.

Kiến trúc chùa Cương Xá

Chùa Cương Xá gồm 5 gian chính, 3 gian hậu cung, bên phải có 5 gian nhà thờ Tổ, bên trái có 5 gian thờ Mẫu và Hậu Phật. Chùa Cương Xá được xây dựng từ 3000 viên đá, mỗi viên đá nặng 80kg, dài 40cm, ngang 30 cm, dày 35 cm. Trên mỗi viên đá đều khắc chữ Vạn, biểu tượng của sự may mắn, nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận và sự vĩnh hằng.

Năm 2015, chùa Cương Xá được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là hệ thống chùa đầu tiên ở Việt Nam có tường đá khắc chữ Vạn.

img0479-1550050364204206596902
Bằng xác lập kỷ lục chùa Cương Xá là ngôi chùa có hệ thống tường đá khắc chữ

Bằng xác lập kỷ lục chùa Cương Xá là ngôi chùa có hệ thống tường đá khắc chữ "Vạn" đầu tiên tại Việt Nam.

Tháng 4/2016, chùa Cương Xá khánh thành toà Tam bảo. Đây là công trình điểm nhấn của Chùa với móng và tường được xây bằng đá cùng 18 chiếc cột bằng gỗ lim với chu vi mỗi cột hơn 1 mét, cao trên 8 mét và nặng 1,7 tấn. 

Thượng tọa Thích Thanh Cường cho biết thêm: “Trên hệ thống ngôi Tam bảo gồm có tượng Tam thanh, thờ: Đức A Di Đà, đức Quan Âm Bồ Tát, đức Đại Thế Chí bồ tát. Hàng hai là thờ Quan thế Âm Bồ tát nghìn mắt, nghìn tay và hàng thứ ba là thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá trắng tạc từ núi Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng nặng 6,6 tấn. Tầng thứ 4 là toà Cửu Long tạc bằng đồng và tầng thứ 5 là thờ 7 pho tượng Dược Sư để cầu nguyện cho Quốc thái dân an, mưa hòa gió thuận, nhân dân an bình.

Chùa giữ được nét văn hóa truyền thống của dân tộc hàng nghìn năm qua gồm có chùa, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ. Tổng diện tích của chùa trên 7.000m2”.

img0570-15500506188491905131678
img0569-1550050464472967024707
Toàn hộ hệ thốngcác tường của chùa được khắc gần 3.000 chữ

Toàn hộ hệ thốngcác tường của chùa được khắc gần 3.000 chữ "Vạn" với diện tích 420m2.

Hai ngôi chùa Việt ở Hoa Kỳ đón nhận bằng xác lập từ Tổ chức Kỷ lục Người Việt Toàn cầu

Những bí ẩn bên trong ngôi chùa Cương Xá

Tương truyền rằng, trước đây bên trái chùa Cương Xá có giếng nước trong mát được người dân lấy làm sinh hoạt. Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì mà khi ăn nguồn nước này con gái trong làng Cương bỗng trở nên xinh đẹp nhưng hay đoản mệnh. Sau đó, chiếc giếng được lấp lại và nhà chùa cho đào một giếng mới bên phải, từ đó không còn hiện tượng trên.

Sau 49 năm vắng bóng sư thầy, ngày 18/3/1996, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương) bổ nhiệm Thượng tọa Thích Thanh Cường về đảm nhiệm trụ trì chùa cũng như làm Phật sự giáo hóa chúng sinh. Do ngôi chùa xuống cấp nghiêm trọng, cho nên năm 2009 Thượng tọa xin phép các cấp chính quyền, được UBND tỉnh Hải Dương cấp phép trùng tu tôn tạo chùa trên nền tự viện cũ và được khánh thành vào tháng 8/2016.

Lúc đầu, trụ trì có ý định tu bổ, tôn tạo chùa mang đậm nét kiến trúc truyền thống nhưng có dấu ấn riêng. Tuy nhiên ý tưởng đó đã thay đổi khi Thượng tọa Thích Thanh Cường Cường đến thăm quần thể di tích Angkor (Campuchia) và việc chọn đá làm chất liệu xây dựng chùa, khắc chữ Vạn, hoa sen đã được quyết định ngay sau đó.

Chùa Cương Xá có tên gọi là Quỳnh Khâu tự nằm trên một gò đất cao về phía tây nam của làng. Chùa có từ thời Tây Hàn, được trùng tu lần đầu vào thời Lê Vĩnh Tộ năm thứ 9 (1619 – 1628).

Chùa Cương Xá có tên gọi là Quỳnh Khâu tự nằm trên một gò đất cao về phía tây nam của làng. Chùa có từ thời Tây Hàn, được trùng tu lần đầu vào thời Lê Vĩnh Tộ năm thứ 9 (1619 – 1628).

Chùa Việt Nam – Những kỷ lục về di sản văn hóa

Theo Thượng tọa Thích Thanh Cường, trong quá trình xây dựng tôn tạo, nhà chùa phát hiện dưới lòng đất có dấu tích gạch từ đời Đông Hán; có 3 ngôi mộ cổ niên đại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ II Tây lịch (khoảng trên 2.000 năm). Khi khai quật lên, ngôi mộ đã mất chỉ còn 3 vòm cuốn có thể chứa hàng chục người chui vào được. Do nhiều lý do khác nhau, cho nên nhà chùa cho san lấp để đảm bảo mỹ quan.

Chia sẻ về việc dùng đá để xây chùa cũng như khắc gần 3.000 chữ Vạn, Thượng tọa Thích Thanh Cường thông tin, toàn bộ đá xây chùa được lấy núi Nhồi (tỉnh Thanh Hóa), mỗi viên có chiều dài 40cm, chiều ngang 35cm, dầy 30cm. Đặc biệt hơn, với 2.988 chữ Vạn được nhà chùa thuê thợ đục nhám mặt ngoài và xây từ hàng thứ 4 từ dưới lên với tổng diện tích các bức tường 420m2 đã tạo nên sự riêng biệt, độc đáo cho ngôi chùa này.

3 bức tường của ngôi chùa được xây bằng đá nguyên khối, mỗi phiến nặng 80kg và đều được khắc chữ

3 bức tường của ngôi chùa được xây bằng đá nguyên khối, mỗi phiến nặng 80kg và đều được khắc chữ "Vạn".

Chữ "Vạn" thể hiện cho quyền năng, biểu tượng sức mạnh, trí tuệ, hào quang cũng như sự từ bi, lòng từ bi thương xót của chúng sinh không có giới hạn và chữ "Vạn" được làm biểu trưng cho Phật giáo. Do đó, từ khi hoàn thành công trình tu bổ, tôn tạo đến nay, chùa Cương Xá đón nhiều Phật tử, khách thập phương và du khách quốc tế đến xem, chiêm bái, vãn cảnh.

Tại ngôi chùa Cương Xá, còn có cây Đại cổ thụ hơn 500 tuổi với dáng thác đổ hình rồng tạo nên điểm nhấn khác biệt cho tự viện. Lúc đầu, cây Đại mọc ở chỗ khác nhưng đến giữa cửa Tam Bảo thì ngóc đầu lên và vươn về phía trước. Do vậy, Thượng tọa Cường cho đặt pho Phật bà Quan Thế âm Bồ Tát để tán cây Đại trùm lên che nắng, che mưa.

cay -dai -400 -nam- tuoi
Cây Đại cổ thụ hơn 500 tuổi với dáng thác đổ hình rồng

Cây Đại cổ thụ hơn 500 tuổi với dáng thác đổ hình rồng

Ngoài gần 3.000 chữ Vạn được khắc trên tường, chùa Cương Xá còn nhiều pho tượng quý mà mỗi khi Phật tử đến vãn cảnh đều nhận ra ở trong ngôi Tam Bảo. Đó là pho Bổn Sư thích ca mâu ni Phật được tạc bằng đá trắng nặng 6,6 tấn; 5 pho tượng bằng gỗ dâu để tạc lên Kim thân Phật tượng và nhiều cổ vật xưa như còn được lưu giữ nh\: văn bia cổ, chuông niên đại thời Lê, 2 đôi câu đối, tượng cổ.

“Vào tháng 7 âm lịch năm nay, chùa chúng tôi sẽ đúc quả chuông nặng 1.080kg tượng trưng cho 108 phiền não của Phật giáo. Đồng thời, cùng chính quyền địa phương lập hồ sơ đề nghị ngành văn hóa xếp hạng chùa Cương Xá là di tích lịch sử cấp tỉnh cùng với cụm di tích đình, nghè, chùa”, Thượng tọa Thích Thanh Cường cho biết.

Mời quý Phật tử xem thêm video "Tự tại trước khen chê":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ngôi chùa cổ kính giữa biển khơi

Chùa Việt 11:20 27/03/2024

Linh Quang tự nằm trên một ngọn đồi cao ở thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, là ngôi chùa đầu tiên trên đảo Phú Quý, gắn chặt với đời sống văn hóa tín ngưỡng và tâm linh của các thế hệ người dân trên đảo.

Tìm về ngôi chùa cổ xưa bậc nhất TP. HCM

Chùa Việt 18:50 24/03/2024

Tọa lạc trên đường Đặng Văn Bi, thành phố Thủ Đức, chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) là ngôi chùa lâu đời bậc nhất ở TPHCM, do Thiền sư Thiệt Thoại – Tánh Tường lập vào thế kỷ 18.

Viếng chùa Tân Chánh

Chùa Việt 17:35 23/03/2024

Chùa Tân Chánh toạ lạc trên diện tích khoảng 3.300m2 thuộc tổ 3 thôn Phú Lộc Đông, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên, nơi tĩnh lặng và bình yên trên Cao nguyên Vân Hòa

Chùa Việt 11:00 21/03/2024

Được xây dựng trên Cao nguyên Vân Hòa, Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên trở thành điểm đến của nhiều Tăng Ni Phật tử cùng du khách, nơi tất cả được hòa mình vào thiên nhiên, tìm kiếm sự tĩnh lặng và yên bình trong tâm hồn.

Xem thêm