Phôi thai học Phật giáo Tây Tạng: cẩm nang cho mọi người
Sự hình thành và phát triển phôi thai người dưới góc nhìn của Y học Tây Tạng và Phật giáo.

Phôi thai học Phật giáo Tây Tạng thảo luận chi tiết sự hình thành và phát triển phôi thai người dưới góc nhìn của Y học Tây Tạng và Phật giáo.
Theo tác giả cuốn sách, một con người mới ra đời không đơn thuần chỉ là kết quả của quá trình thụ thai, mà – như các quan điểm này đặc biệt nhấn mạnh – là do quan hệ nghiệp quả giữa cha mẹ và ý thức của thân trung ấm, các nhóm phiền não, và sự hiện diện của năm nguyên tố cơ bản của vũ trụ, vốn là các nhân và duyên trọng yếu trong quá trình thụ thai. Trong dạ con, Khí năng (Loong) khác nhau đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển của thai nhi, và trong suốt thai kỳ, sự thay đổi hình thù của phôi thai được chia làm ba giai đoạn chính.
Mặc dù các khái niệm nhắc đến ở trên lúc đầu dường như có vẻ khó hiểu, nhưng nếu kiên trì, độc giả sẽ sớm nhận ra chúng là những công cụ tuyệt vời để nắm bắt được các động lực trong quá trình phát triển phôi thai, cụ thể là tác động hỗ tương giữa các lực nội tại phi thường, vốn là những nhân tố then chốt cho phép phép màu xảy ra, sự phát triển của một sinh vật thông minh và đặc thù chỉ từ hai tế bào. Những công cụ này cũng cho phép chúng ta thấy được độ phức tạp của tất cả các liên kết và tương tác bên ngoài tác động lên tiến trình, đồng thời đem đến một góc nhìn rộng hơn nhờ bổ sung thêm yếu tố thời gian.
Cuốn sách cũng luận bàn về bản chất của mối quan hệ thân – tâm và ba năng lượng cơ bản của thân người trong ngữ cảnh Y học Tây Tạng. Đó là Gió hay Khí năng (Loong), năng lượng vi tế của thân và tâm, duy trì bản chất của nguyên tố khí, Nhiệt năng (Tripa) của thân liên quan đến nguyên tố lửa và có tính nóng, và Lưu năng (Baekan) của thân liên quan đến nguyên tố đất và nước có tính lạnh.
Hy vọng cuốn sách sẽ giúp độc giả nhận diện những đặc trưng riêng của ba năng lượng cơ bản khi đứng độc lập và trong môi trường tương tác, từ đó phát triển một cách tiếp cận thực tiễn, hỗ trợ sức khỏe trong chế độ ăn uống và lối sống, một nhân tố không thể thiếu cho hạnh phúc của các bậc cha mẹ và tương lai con trẻ. Tác giả cũng thêm vào một vài gợi ý thiết thực và một số phong tục truyền thống liên quan đến việc mang thai, sinh nở và những ngày đầu của trẻ sơ sinh, với hy vọng rằng sẽ cung cấp những hướng dẫn cho những bậc mới làm cha làm mẹ và tóm tắt một vài hiểu biết giúp đi sâu vào nền văn hóa dồi dào của Tây Tạng, một nền văn hóa chứa đựng nhiều thứ lợi lạc cho thế giới công nghiệp hóa đương đại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đủ nắng hoa khai, một đóa Như Lai – Bản giao hưởng của tuổi trẻ tỉnh thức
Sách Phật giáo
Đã từng nghe đồn thổi rằng, tuổi trẻ đẹp tựa như một vầng trăng tròn, sáng tinh khôi, nhưng chỉ là bóng trên mặt hồ vậy. Đẹp là thế mà đến trong thoáng chốc. Nếu ai không biết trân quý sự hiện diện ấy thì có lẽ, khi đã luống tuổi sẽ cảm thấy nuối tiếc.

Truyện cổ Phật giáo: Mãnh lực lời nguyện
Sách Phật giáo
Một hôm, sau khi khất thực, thọ trai xong trở về Kỳ Viên tinh xá, đức Thế tôn được báo cáo có một vị Tân tỳ kheo (tỳ kheo mới thụ giới) lâu nay bỗng đâm ra thẫn thờ, biếng nhác không chịu đi khất thực, không tọa thiền, không ăn uống.

"Đường vào thiền"
Sách Phật giáo
Osho khát khao sự thật không chỉ là điểm khởi đầu, mà còn là điều kiện tiên quyết để bước vào thiền. Theo tác giả, khi một người khao khát sự thật đủ mạnh mẽ, họ sẽ tự nhiên bị thôi thúc khám phá những tầng sâu hơn của tâm thức.

Phật giáo thời Trần: 'Ở đời vui đạo hãy tùy duyên'
Sách Phật giáo
''Khóa hư lục'' của vua Trần Thái Tông và "Cư trần lạc đạo phú'' của Trần Nhân Tông truyền tải cốt lõi tư tưởng Phật giáo thời Trần.
Xem thêm