Người biết đủ là người giàu có và hạnh phúc nhất
Giữ tâm thanh tịnh, định tĩnh và giản đơn, cuộc sống này của chúng ta sẽ dần dần chuyển hóa từ tranh đấu thành sẻ chia, sân giận thành tha thứ, nỗi khổ niềm đau sẽ tan loãng, hạnh phúc sẽ đơm hoa ngay hiện tại, an bình sẽ kết trái ở mai sau.
Tâm sáng, khi ta bỏ lòng tham
Suy sét đúng sai trước khi làm
Công phu tu thiện không dừng nghỉ
Giữ gìn Chính kiến, quả lành an
(Kinh Thập Thiện)
Đức Phật dạy “Ba độc” – tham, sân, si là gốc rễ của mọi nỗi khổ niềm đau trên đời và tham là đứng đầu trong đó. Song phàm là con người, ai mà không có lòng tham, ở đây không chỉ là tham ăn, ngủ, tiền bạc, sắc dục,… mà còn tham hư danh hay lời ngon ngọt, tâng bốc, tham sống, tham tồn tại hiện hữu. Đi từ tham lam lại mở ra cửa ngõ của sân, hận, bởi khi lòng tham không được thỏa mãn, con người ta có thể gây ra bất cứ tội ác gì nhằm lấp đầy dục vọng. Kẻ tham quyền cao chức trọng sẽ dễ dàng chà đạp lên giá trị đạo đức mà gây tổn hại tha nhân; tham món ngon vật lạ mà nhẫn tâm tàn hại mạng sống chúng sinh muôn loài, tham sắc nên bại hoại nhân cách.
Chỉ vì không buông bỏ được lòng tham cố hữu ấy nên tai họa ập đến là điều khó tránh, khổ đau là lẽ đương nhiên. Muốn cuộc sống luôn an lành, hướng thượng thì việc đầu tiên là chúng ta phải buông bỏ được tâm tham lam, ích kỷ, biết tu tâm dưỡng tính, tích đức hành thiện, thực hành hạnh ít muốn, biết đủ, sống một cuộc đời tự túc đơn giản, thanh đạm và nhân tịnh. Để thành tựu được điều đó, chúng ta phải phát nguyện đời đời kiếp kiếp nương ngọn đèn Phật pháp soi sáng lộ trình tâm, phát tâm Bồ đề vì lợi ích chúng sinh, nuôi lớn từ bi để thấu hiểu, tha thứ, bao dung bằng tinh thần vị tha, vô ngã.
Đức Phật chỉ dạy rằng: Biết đủ là đủ, người biết đủ là người giàu có nhất. Người con Phật thấu rõ bản chất vạn vật là vô thường tạm bợ huyển hóa không thật, nên bớt si mê chấp ngã, bỏ đi tư lợi cá nhân mà khéo điều chỉnh hành vi, lời nói cho đến tâm ý của bản thân nhằm mang lại lợi ích cho mình và cho người. Tâm bám chấp là nguồn gốc của khổ đau, người không tham ái thì không mong cầu, không mong cầu thì sẽ không sợ hãi, không tham - sân - si. Giữ tâm thanh tịnh, định tĩnh và giản đơn, cuộc sống này của chúng ta sẽ dần dần chuyển hóa từ tranh đấu thành sẻ chia, sân giận thành tha thứ, nỗi khổ niềm đau sẽ tan loãng, hạnh phúc sẽ đơm hoa ngay hiện tại, an bình sẽ kết trái ở mai sau.
Nguồn: BTV9
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Nếu không có cái tôi thì mình còn lại gì?
Sống an vui 18:58 20/12/2024Nỗi đau dạy tôi vô ngã. Nó bào mòn cái “tôi” ích kỷ trong tôi, để trả tôi về với bản chất thật của mình là sự rỗng rang và tự do. Không còn ranh giới giữa tôi và cuộc đời. Tôi chỉ là một dòng sông chảy, lặng lẽ nhưng không ngừng.
Ước nguyện trong ngày mới
Sống an vui 08:08 20/12/2024Một ngày mới bắt đầu...Tôi sẽ mở tâm hồn và trái tim mình để hoà nhập với những người xung quanh. Tôi sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của bạn bè mình. Tôi không kì vọng mình sẽ trở thành một người hoàn hảo, và bạn bè tôi cũng thế.
Hãy sống với tâm thái tích cực và chăm chỉ
Sống an vui 07:30 20/12/2024Có một số người, vừa thấy thành tựu của ai đó, liền liên hệ ngay tới bản thân mình. Cảm thấy không bằng người thì tủi thân trách phận, và không hoan hỷ với thành công kia.
Ăn mặn gây hại sức khỏe thế nào?
Sống an vui 13:45 19/12/2024Nhiều người lo ngại ăn mặn dễ cao huyết áp, ảnh hưởng chức năng tim, thận... nên tự kiêng muối. Chế độ ăn nhạt máy móc sẽ có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh, tuần hoàn, gây chán ăn, suy nhược cơ thể, thậm chí tử vong. Vậy ăn nhạt thế nào đúng?
Xem thêm