Người chân voi hay câu chuyện nhân quả
Thái tiên sinh học cách chế biến chân ngỗng. Tại trên cái bàn sắt, chung quanh có lan can bao kín, ông bắt con ngỗng sống thả lên bàn. Để nó đứng như vậy rồi sau đó nổi lửa đun củi bên dưới nung nấu dần dần.
Thái tiên sinh 67 tuổi, người Triều Châu, năm 1941 Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, quê nhà bị vây hàm, sinh hoạt bị ép ngặt, thời thanh niên ông ly hương qua nước Thái Lan mưu sinh. Hiện đang cư ngụ tại miền trung Thái Lan. Sống bằng nghề buôn bán. Hai chân ông bịnh giống như chân voi, đã 9 năm rồi.
Thái tiên sinh rất ưa ăn thịt ngỗng và uống rượu, hằng ngày mỗi tối ông dùng một mâm thịt ngỗng và nửa vò rượu. Ngày nào cũng thế.
Mười năm trước ông theo đoàn du lịch đến miền đông bắc Trung Quốc du ngoạn và được ăn qua một lần món chân gấu vang danh cổ kim, khiến ông ra về cứ nhớ nhung mãi. Tiếc là chỉ có lần đó, vì sau khi về đến Thái Lan thì ông không còn dịp thưởng thức món chân gấu quý giá đó nữa. Cho dù là vậy Thái tiên sinh vẫn ưa ăn chân ngỗng, vì nó có chút mùi vị tương tự. Từ đó ông thường dùng chân ngỗng nhắm rượu cho đỡ nhớ chân gấu.
Sau này có người bày ông cách dùng chân ngỗng, nói rằng không những mùi vị có thể ngon ngang chân gấu, mà còn có thể giúp bổ tinh, tráng khí, dưỡng thần… là phương pháp bí truyền của các quân vương thời cổ đại.
Thế là Thái tiên sinh học cách chế biến chân ngỗng. Tại trên cái bàn sắt, chung quanh có lan can bao kín, ông bắt con ngỗng sống thả lên bàn. Đề nó đứng như vậy rồi sau đó nổi lửa đun củi bên dưới nung nấu dần dần. Tùy theo nhiệt độ gia tăng, bàn sắt từ từ nóng lên, con ngỗng dần dần chịu hết nỗi, bèn co một chân lên. Nhiệt độ càng tăng cao, hai chân ngỗng đều chịu hết thấu, phải vừa vừa co vừa buông, giống như khiêu vũ vậy, lúc này ngỗng có muốn chạy trốn cũng không được vì chung quanh đã rào kín.
Đợi bàn sắt nóng đến đỏ rực, thì hai chân ngỗng nhảy liên tục như điên - như cuồng phong bão vũ - Nó liều mệnh mà nhảy, chỉ có nhảy vả nhảy thôi! Sau đó nó nổi khùng tông lung tung, cổ giương ra hết ga, phát ra tiếng kêu thê thảm, ai oán rồi té xuống.
Bây giờ thì hai chân nó bỏng đỏ sưng vù, nhưng chưa tắt hơi. Thái tiên sinh thấy vậy, liền nhanh nhẹn chặt chân nó đi, ngỗng đau đớn ngất xỉu rồi tỉnh dậy, lại tiếp tục hôn mê rồi chết. Nhưng lúc này Thái tiên sinh bất quản, chỉ quan tâm đến việc đem chân ngỗng ra ngoài rửa sạch rồi nấu với thuốc, chụm lừa riu riu.
Theo truyền thuyết, khi con ngỗng “vũ” trên bàn lửa xong, toàn thân khí huyết đều tập trung xuống đôi chân, thịt ngỗng cũng biến thành vô vị, không có giá trị dinh dưỡng bổ béo gì. Lửa bàn sắt nung nấu khiến máu huyết toàn thân đều tập trung xuống chân nó, gọi là “chân ngỗng luyện đan”. Thái tiên sinh cứ thế mà ăn “chân ngỗng luyện đan” mấy năm ròng.
Sau đó chân ông phát bịnh, vừa đỏ vừa sưng phù giống hệt chân voi. Từng khớp xương trên thân đều đau đớn, bác sĩ nào cũng khám qua, uống đủ thuốc đông y lẫn tây y mà vẫn vô hiệu. Một ngày chân ông đau hết 24 giờ, cả năm chịu đau 365 ngày, thống khổ này giày vò hành hạ ông suốt 6 năm ròng rã. Khổ đến không chịu nổi. Nhiều lần ông muốn tự sát, may được hiền thê giữ lại và hiểu tử khuyên lơn, ông mới ráng kéo dài hơi tàn.
Một đêm nọ ông mơ thấy một bầy ngỗng không chân tìm đến, hung bạo mổ cắn. Lúc tỉnh dậy, toàn thân ông xuất hạn mồ hôi dầm dề, ông liên tường đến bịnh của mình - ắt là có liên quan đến việc ăn chân ngỗng - Vì ông đem con ngỗng còn sống, nhốt trong bàn sắt nướng nó, chứng kiến nó “khiêu vũ” trên lửa thảm thương. Càng nghĩ càng “tim kinh thịt run”. Bất giác ông nhìn xuống đôi chân sưng đỏ của mình:
- Ôi chao! Giống hệt như chân ngỗng mới vừa khiêu vũ nhảy nhót trên lửa xong thì bị cắt đi vậy!
Chính do thèm khát ăn chân ngỗng mà ông đã tạo nhân ác, nên bị hồn quỷ của ngỗng đòi nợ. Báo ứng! Báo ứng! Không ngờ nhân quả báo ứng nhanh như thế. Bây giờ lương tâm tỉnh giác, ông nhờ vợ dìu ra ngoài cổng, quỳ xuống chí thành hướng trời cao sám hối. ông phát thệ nguyện: “Từ ngày nay trở đi không sát sinh, không ăn thịt, nguyện thanh khẩu, trường trai, ăn chay đến chết!”. Bà vợ ở bên cạnh cũng phát nguyện ăn chay theo ông.
Nói ra cũng lạ, kể từ sau khi ông hướng trời sám hối, lập nguyện xong, chân không còn sưng đau nữa. Chỉ có hình dạng bên ngoài nhìn thấy rất khó coi, cử động bị khó khăn thôi.
Đến nay ông không uống thuốc hay tìm bác sĩ chữa bịnh nữa, bởi vì ông hiểu đây chính là chứng cứ oan gia tìm đến báo oán, cho nên không muốn chữa trị làm chi. Thôi thì cam chịu lưu cái chân “voi” này làm bằng, để cảnh giác người sau.
Chớ vì dục vọng ham sướng miệng nhất thời mà sát sinh, phải biết thức ăn vừa qua cổ họng là biến thành chất thải, nếu tạo ác nghiệp sẽ bị báo ứng mãi mãi không ngừng.
Thật đúng là: Họa phúc không cửa, do chính ta tự chiêu/ Báo ứng của thiện ác, như bóng tùy hình!
Thái tiên sinh nếu được thì nên làm nhiều việc thiện, tạo công lập đức - vi chỉ có công đức mới có thể giúp tiêu oán giải nghiệt, nghiệp hết bệnh trừ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm