Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mồng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID
Sáng mồng 1, người dân cả nước tấp nập đi lễ chùa cầu năm mới bình an. Năm cũ qua đi với nhiều biến động, sáng đầu xuân năm mới, bên cạnh xin lộc cho gia đình, ai cũng mong một năm không COVID-19, quốc thái dân an.
Cùng gia đình đến chùa Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ sáng sớm, Đặng Thị Thảo Huyền (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ sau khi dâng lễ xong: "Năm nào mình cũng cùng với bố mẹ đi lễ chùa sáng mùng 1. Năm qua là một năm khó khăn nên mình cầu mong năm mới nhiều điều an lành, nhất là mong cho đại dịch COVID-19 sớm qua đi để xã hội được yên ổn trở lại".
Lễ chùa đầu xuân là nét văn hóa chung của người Việt Nam. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng người đổ về đền chùa không đông như mọi năm. Theo ghi nhận, ai cũng cầu mong một năm mới không còn dịch bệnh.
Nỗi ám ảnh về dịch COVID-19 trong năm cũ khiến người dân cả 3 miền đều chung một mong ước đủ đầy về sức khỏe, bình an trong năm mới.
Tại Huế, người dân từ sáng sớm đã xúng xính váy hoa, áo dài viếng chùa đầu năm mới. "Với người dân ở đây, đầu năm là dịp cầu bình an và sức khỏe cho cả gia đình. Năm nay, gia đình tôi có nhiều người ở xa, ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nên càng cầu mong an lành cho năm mới" - chị Lê Thị Mai chia sẻ nhân dịp đầu năm.
Ghi nhận tại chùa Từ Đàm, Thiên Minh (Huế), người dân ý thức mang khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào chùa xin lộc, xin quẻ, xăm, lấy vía may mắn đầu năm mới. Lượng người tham quan, thắp hương đổ về mỗi lúc một đông trong sáng năm Tân Sửu.
Thầy Thích Tâm Nguyện, trụ trì chùa Giai Lam (Hà Tĩnh), cho biết:
"Năm nay quy mô tổ chức lễ cầu an cũng như dâng hương đầu năm giảm. Vì để đảm bảo an toàn cho người dân và tín đồ phật tử về dâng hương nên thầy chia từng nhóm nhỏ 5 - 10 hộ gia đình lần lượt vào cầu an và dâng hương. Ngoài ra, phía cổng vào cũng có chuẩn bị nước rửa tay khô. Đồng thời các phật tử tại chùa thường xuyên nhắc nhở khách ra vào phải đeo khẩu trang phòng dịch".
Cũng trong ngày mồng 1, tại TP.HCM, quy mô và số lượng người đi lễ giảm đi so với năm ngoái vì tình hình dịch bệnh phức tạp. Các chùa trong thành phố đều bố trí nước rửa tay, phân bố lực lượng điều tiết người thăm viếng nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn
Trong nước 21:42 31/10/2024Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.
Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)
Trong nước 14:45 31/10/2024Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.
Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh
Trong nước 14:00 30/10/2024Trưa nay, 29/10, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM do Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM làm trưởng đoàn đã đến tổ đình Bửu Thạnh (TP.Thủ Đức) viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức tân viên tịch.
Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức viên tịch
Trong nước 15:00 28/10/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, viện chủ tổ đình Bửu Thạnh (P.Long Trường, TP.Thủ Đức, TP.HCM) vừa viên tịch.
Xem thêm