Những ngôi chùa ở Sài Gòn nên đến vào ngày mồng 2, 3 Tết Tân Sửu
Không chỉ là một thành phố trẻ năng động, được đông đảo dân cư các tỉnh lựa chọn để sinh sống, Sài Gòn còn là nơi quy tụ những địa điểm du lịch tâm linh với nhiều ngôi chùa đẹp và nổi tiếng.
Du xuân trong những ngày tết Tân Sửu tại Sài Gòn đầy hứng khởi, đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động không thể thiếu của nhiều gia đình. Không những vậy đây còn là nét đẹp văn hoá tâm linh đã có từ bao đời của con người Việt Nam.
Đầu năm, ai cũng giữ cho mình tinh thần hứng khởi, tràn đầy hạnh phúc với nhiều ước mong một năm thuận buồm xuôi gió, vì thế đến chùa cầu bình an, may mắn vào vào dịp tết nguyên đán là một gợi ý đáng cân nhắc.
Giữa không gian thanh tịnh, sắc đèn hoa, mùi khói nhang nơi cửa phật sẽ khiến con người trở nên thanh tịnh hơn, gạt bỏ lo âu của một năm đầy thăng trầm, để chuẩn bị tinh thần cho một năm tràn đầy hy vọng.
Không chỉ là một thành phố trẻ năng động, được đông đảo dân cư các tỉnh lựa chọn để sinh sống, Sài Gòn còn là nơi quy tụ những địa điểm du lịch tâm linh với nhiều ngôi chùa đẹp và nổi tiếng.
Tại Sài Gòn, như đã thành thông lệ, mỗi dịp Tết đến xuân về nhiều người lại đi lễ chùa cầu an cho gia đình. Sau đây là những ngôi chùa thích hợp, nên đến để cầu an đầu năm tại TP.HCM mà Phật tử không nên bỏ lỡ dịp Tết Nguyên đán.
Thư chúc Tết Tân Sửu 2021 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Những ngôi chùa ở Sài Gòn nên đến trong dịp Tết Nguyên đán
Chùa Vĩnh Nghiêm
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3.
Chùa Vĩnh Nghiêm được khởi xây từ năm 1964 với diện tích khoảng 6.000m2, là ngôi chùa được trang bị cơ sở vật chất khang trang bậc nhất tại TP.HCM. Kiến trúc chùa rất độc đáo với tháp đá 7 tầng cao 14M, các góc mái chùa uốn cong theo kiểu chùa ở miền Bắc, chính giữa nóc có bánh xe pháp luân, các góc đều tạc hình đầu phượng.
Với sự pha trộn hài hòa giữa lối kiến trúc cổ điển của những ngôi chùa cổ miền Bắc và vật liệu, kỹ thuật hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX.
Người sáng lập chùa Vĩnh Nghiêm là hai hòa thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm đến từ miền Bắc. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là một ngôi chùa kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.
Với những yếu tố trên, chùa Vĩnh Nghiêm là điểm hành hương lễ Phật của đông đảo quý Phật tử tại thành phố và cả những tỉnh thành lân cận vào dịp đầu năm.
Mồng 1 Tết trong tâm tưởng người Việt qua góc nhìn của tu sĩ Phật giáo
Chùa Phổ Quang
Địa chỉ: 64/3 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, quận Tân Bình.
Chùa Phổ Quang sở hữu cảnh quan đẹp và rất thanh tịnh vì nằm ở cuối một con đường nhỏ. Là ngôi chùa có tuổi thọ lâu đời, thuộc hệ phái Bắc tông. Vừa bước chân đến chùa, bạn đã được nghe tiếng chim kêu thánh thót, mùi hoa Sala thoang thoảng, nhẹ dịu xông lên mũi giúp mọi căng thẳng, mệt mỏi tan biến, bỏ lại sau lưng tất cả những lo toan, tính toán của cuộc sống.
Đi vào bên trong hang động, bạn sẽ được trải lòng với Phật Quan Âm để cầu bình an, cầu tài cho bản thân, gia đình. Đến đây, bạn sẽ không phải mất công mua hoa, dầu đèn bên ngoài mà bên trong chùa đã có tất cả, thậm chí còn có người sắp lễ theo yêu cầu của khách.
Chùa Phổ Quang theo hệ phái Phật giáo Bắc tông. Sự khác nhau căn bản giữa hệ phái Phật giáo Bắc tông và hệ phái Phật giáo Nam tông ở đối tượng thờ phụng. Phái Nam tông chỉ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni cùng các vị A la hán, còn phái Bắc tông ngoài những vị trên còn thờ các vị Phật và Bồ Tát.
Bên trong điện thờ tượng Phật Thích Ca, Phật Quan Thế Âm và nhiều vị phật khác dưới nhiều hình thái khác nhau. Chính giữa đại điện là tượng Phật Thích Ca cao 7m, mạ vàng, từng đường nét toát lên vẻ hiền từ mà đầy uy nghiêm. Hai bên trưng bày các tượng Thập Diện Diêm Vương bằng gỗ cùng đồ thờ.
Chùa Ngọc Hoàng
Địa chỉ: 73 Mai thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1.
Chùa Ngọc Hoàng được khởi công xây dựng từ năm 1892 đến năm 1900 với diện tích 2.021m2. Còn có tên gọi khác là chùa Phước Hải. Được biết đến là ngôi chùa cổ linh thiêng bậc nhất Sài Gòn.
Người người ghé tai nhau những câu chuyện linh thiêng về chùa – nơi bạn chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng rất đông để lễ bái.
Chùa mang nét kiến trúc Trung hoa, hiện đang lưu giữ những bức tượng điêu khắc bằng gỗ đẹp và rất quý giá. Bên cạnh đó, khuôn viên còn có hồ sen đẹp cho hoa nở tỏa hương thơm mát, có một hồ nuôi rùa với số lượng lên đến hàng nghìn con. Đây là nơi phóng sanh rùa của các quý Phật tử khi đến tham quan chùa.
Chùa Ngọc Hoàng được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994. Chùa còn nổi tiếng hơn khi được tổng thống Mỹ Barack Obama viếng thăm hồi tháng 5/2016.
Bí ẩn trong ngôi chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn
Chùa Bà Thiên Hậu
Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5.
Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng năm 1760, là ngôi chùa có lịch sử hơn 200 năm. Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, chùa mang lối kiến trúc cung đình thời xưa. Một trong những lễ hội lớn nhất được tổ chức tại chùa là lễ vía Bà Thiên Hậu tổ chức hàng năm vào ngày 23/3 Âm lịch.
Kiến trúc của chùa đã được công nhận là Di tích nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993. Sau hơn 200 năm tồn tại, chùa Bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.
Chùa được ví von là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa người Hoa đang sinh sống trên địa bàn thành phố. Một trong những điểm nhấn tạo nên nét riêng ở chùa Bà Thiên Hậu không lẫn với bất kỳ ngôi chùa nào khác đó chính là toàn bộ vật liệu xây dựng chùa đều được nhập từ Trung Quốc. Từ những bức phù điêu lớn đến phần tượng nhỏ, từ cây gỗ quý đến bát lư hương tròn đầy.
Cũng giống như bao ngôi chùa khác, chùa Bà Thiên Hậu đông đúc người đến viếng vào các dịp lễ, rằm. Và khi Tháng Giêng vẫn còn mang hương xuân dịu ngọt, ngôi chùa hơn 200 tuổi tuổi ở Sài Gòn luôn tấp nập người ra vào. Không chỉ có người Hoa mà cả người Việt lẫn du khách ngoại phương vẫn bị lôi cuốn bởi sức hút mê hoặc của ngôi chùa này.
Hình ảnh quý chùa Bà Thiên Hậu hàng trăm năm trước
Chùa Bửu Long
Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, Quận 9.
Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1942 và trùng tu vào năm 2021, Chùa Bửu Long nằm cách trung tâm TP.HCM khoàng 20km với khuôn viên rộng 11ha. Chùa Bửu Long còn có tên gọi khác là Thiền viện Tổ đình Bửu Long.
Chùa Bửu Long sở hữu lối kiến trúc đẹp nổi bật với ngọn bảo tháp Gotama Cetiya 3 tầng cao 56m thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh tăng ánh lên màu vàng rực rỡ, có quy mô lớn nhất Việt Nam…với sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật.
Ngoài ra còn có 4 tháp xung quanh với tên gọi: Đản Sinh, Thành Đạo, Pháp Luận, Niết Bàn. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy, được xây dựng theo nét kiến trúc đặc trưng của các chùa ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar… kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn.
Phía trước bảo tháp là một hồ bán nguyệt màu xanh đẹp mắt. Chùa có chính điện, tăng xá, trai đường, tăng khách đường, tổ đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá và am thất của tu nữ, tịnh nhân.
Video chi tiết Những ngôi chùa ở Sài Gòn nên đến vào ngày mồng 2, 3 Tết Tân Sửu:
Đi lễ chùa không quên đề cao phòng dịch COVID-19
Trước tình hình và diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thực hiện nghiêm Chỉ thị 05 của Thủ tướng, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo từ 12h trưa 9.2 (tức 28 Tết) cho đến khi có thông báo mới, TP.HCM dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí... Ngoài ra, Chủ tịch UBND TPHCM cũng chỉ đạo UBND các địa phương xử phạt nghiêm hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Tại các ngôi chùa nổi tiếng ở trung tâm TPHCM, công tác phòng chống dịch đang được đề cao hơn bao giờ hết. Một số hình ảnh ghi nhận được vào sáng ngày 12.2 (tức mùng 1 Tết) tại các chùa trên địa bàn TPHCM:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy xem mình là khách viễn du
Kiến thức 14:40 25/11/2024Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Xem thêm