Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/08/2022, 10:34 AM

Người đàn ông hiến máu 102 lần trong 26 năm: “Máu chờ người chứ đừng để người chờ máu”

“Thông qua việc hiến máu, tôi muốn truyền tải đến một thông điệp: một con én thì không làm nên được mùa xuân, mọi người nên chung tay vì cộng đồng, tham gia công tác hiến máu vì đây là một việc làm rất nhân văn giữa con người với con người”, anh Dư tâm sự.

Anh Ngô Văn Dư nhớ lại 27 năm trước khi đang chăm sóc một người bạn tại Bệnh viện Chợ Rẫy,  chứng kiến cảnh người nhà bệnh nhân cấp cứu chạy đôn đáo tìm máu. "Muốn giúp lắm mà bản thân lại mắc chứng sợ máu, chưa biết có bị ảnh hưởng tới sức khỏe sau khi cho máu hay không…”. 

Lương tâm anh cắn rứt và luôn tự đặt câu hỏi “sẽ ra sao nếu người nhà bệnh nhân đó không tìm được người hiến máu? Nếu không có máu để bác sĩ kịp thời cấp cứu thì tính mạng người đó thế nào?…”. Những câu hỏi đó cứ ám ảnh anh Dư một thời gian dài.

"Thấy bịch máu, tôi bị chóng mặt và muốn bỏ về ngay lập tức" - anh nhớ lại. Nhưng hình ảnh ám ảnh một năm trước lại thành động lực giúp anh vượt qua chính mình. Không chỉ thế, anh còn đi vận động người khác cùng chiến thắng bản thân.

Chàng trai trẻ hiến máu 100 lần trong vòng 8 năm qua

Ngoài việc thường xuyên tham gia các buổi hiến máu nhân đạo, anh Dư còn là một thành viên tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến máu tại địa phương.

Ngoài việc thường xuyên tham gia các buổi hiến máu nhân đạo, anh Dư còn là một thành viên tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến máu tại địa phương.

Đến năm 1996, anh Dư tham gia công tác Chi Đoàn dân quân tự vệ tại địa phương, nhờ đó anh biết tới phong trào hiến máu nhân đạo. Anh đã mạnh dạn đăng ký tham gia liên tục cho tới nay.

Sau khi hoàn thành công tác hiến máu, anh Dư cảm rất vui mừng và hạnh phúc vì đã vượt qua chính nỗi sợ và tôi đã làm được một việc có ích.

Tính đến tháng 8/2022, anh Dư đã tham gia hiến máu 102 lần. “Sau mỗi lần hiến máu, tôi cảm thấy sức khỏe vẫn bình thường. Cộng với việc ăn uống điều độ và rèn luyện thể dục thể thao, bản thân vẫn duy trì được thể lực và ít bị bệnh tật”, anh Dư cho biết.

Anh Ngô Văn Dư nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho những đóng góp trong phong trào hiến máu tình nguyện.

Anh Ngô Văn Dư nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho những đóng góp trong phong trào hiến máu tình nguyện.

Anh Dư cho biết thêm, hành trình hiến máu của anh sẽ không dừng lại ở hiện tại mà nó sẽ kết thúc khi bản thân anh không còn đủ điều kiện và sức khỏe để tiếp tục hiến máu. Nếu còn sức khỏe anh vẫn sẽ còn tiếp tục làm những việc vì phương châm hãy để “máu chờ người chứ đừng để người chờ máu”.

“Thông qua việc hiến máu, tôi muốn truyền tải đến một thông điệp: một con én thì không làm nên được mùa xuân, nếu mọi người nên chung tay vì cộng đồng, tham gia công tác hiến máu vì đây là một việc làm rất nhân văn giữa con người với con người”, anh Dư tâm sự.

Anh Dư còn bày tỏ thêm một tâm nguyện: “Ngoài việc tôi sẽ hiến máu đến ngày cuối cùng, nếu sau này tôi mất đi thì tôi nguyện hiến xác cho bệnh viện để nghiên cứu khoa học hoặc cứu người”.

Trong 2 năm vừa qua, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác vận động và tiếp nhận máu. Tuy nhiên, lượng máu tiếp nhận năm 2021 vẫn đạt gần 1,4 triệu đơn vị, trong đó 99% là từ người hiến máu tình nguyện, tương đương gần 1,5% dân số tham gia hiến máu. Những tháng đầu năm 2022, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận hơn 850.000 đơn vị máu thông qua nhiều chiến dịch.

Hiến máu cứu người là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp của mỗi người. Cứu người là một hành động thiêng liêng đáng quý hơn hết thảy mọi hành động. Trong Phật giáo, hành động cao cả này là một trong những hạnh Bố thí Ba-la-mật, mà tiêu biểu là bố thí nội tài.

Bố thí nội tài là tặng biếu thân mạng, lục phủ ngũ tạng và các chi phần cơ thể cho người khác như xông vào lửa cứu người sắp chết cháy, nhảy xuống nước cứu người sắp chết đuối. Hoặc tặng cho ai có nhu cầu những giọt máu đang chảy trong huyết quản của mình để cứu lấy những mạng sống đang bị đe dọa bởi thiếu máu. Nghĩa là người bố thí sẵn sàng chịu đau, chịu mất mát để cứu lấy cuộc đời của người khác.

Như vậy, thí nội tài là một nghĩa cử hy sinh cao đẹp nhất mà chỉ những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được. Nếu còn xem thân mạng mình là quý, là trọng hơn thân mạng kẻ khác thì chắc chắn không bao giờ thực hiện được hạnh bố thí này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài học sau chuyện chàng trai chăm mẹ đột quỵ

Gieo mầm thiện 14:45 06/05/2024

Những video chia sẻ cách chăm sóc, trò chuyện, trêu đùa với người mẹ sa sút trí tuệ sau nhiều lần bị đột quỵ, của Hữu Quang nhận hàng triệu lượt xem.

Tiền Giang: “Giọt nước nghĩa tình” của Phật giáo tiếp tục đi qua những ngày nắng

Gieo mầm thiện 11:50 06/05/2024

Ngày 5/5/2024 (nhằm ngày 27 tháng 3 năm Giáp Thìn) Ni sư Thích Nữ Huệ Liên -Trưởng PBNG Phật giáo huyện Cái Bè, Trụ trì chùa Hội Phước (xã Tân Thanh, huyện Cái Bè) đã hướng dẫn quý Phật tử, quý “Mạnh Thường quân”, trao tặng 250 phần quà đồng hành cùng bà con xã Tân Thới huyện Tân Phú Đông vượt qua hạn mặn.

Hội Thiện nguyện Hạt Giống Từ Bi trao nước sạch tại Gò Công Đông

Gieo mầm thiện 09:41 02/05/2024

Sáng 30/4, Hội Thiện nguyện Hạt Giống Từ Bi - chùa Đại Giác (TP.HCM) tổ chức chuyến xe “Giọt nước yêu thương” trao tặng nước sinh hoạt đến bà con vùng hạn mặn tại huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).

Diễn viên Kiều Linh nuôi 400 con chó bị bỏ rơi

Gieo mầm thiện 12:03 01/05/2024

Diễn viên Kiều Linh lập mái ấm "Một chút yêu thương" nuôi gần 400 con chó bị bỏ rơi, bệnh tật, ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Xem thêm