Người đang hưởng phước phải biết tiếc phước
Có hai phương pháp để thêm phước, một cái là tự mình biết tu phước, một cái là tự mình biết tiếc phước.
Vừa biết tu phước vừa biết tiếc phước thì tuổi thọ đương nhiên sẽ kéo dài, đây là đạo lý nhất định. Nho, Phật đều dạy chúng ta phải biết tiết kiệm, yêu quý vật mạng, cái vật mạng này đặc biệt là chỉ động vật. Điều này có nghĩa là không sát sanh, tiến thêm một bước là không ăn thịt chúng sanh. Không ăn thịt chúng sanh là tiếc phước. Không nên cho rằng việc ăn thịt chúng sanh là rất bình thường, mọi người trong xã hội đều ăn mà! Phật ở trong kinh nói rất rõ ràng, bạn ăn nó tám lạng, tương lai phải trả nó nửa cân, không phải nói ăn rồi thì hết việc, mà ăn rồi thì rất phiền phức.
Nợ mà người khác thiếu thì ta không cần nữa, cái này tốt. Nếu còn cần nữa, bạn còn muốn đi đòi nợ thì đời sau bạn sẽ còn phải đi gặp lại họ. Nếu không cần nữa thì hết nợ rồi. Thiếu nợ người thì phải nhanh chóng trả, trả thật vui vẻ, trên đường Bồ-đề chúng ta sẽ không còn chướng ngại, sẽ đi vãng sanh rất thảnh thơi, đi rất tự tại, oan gia chủ nợ sẽ không đến gây khó dễ, chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần bảo hộ. Bạn không biết tiếc phước thì biết làm sao bây giờ? Phải tiếc phước. Từng li từng tí đều phải quý trọng, phải tập thành thói quen.
Đại sư Ấn Quang suốt đời dạy người tiếc phước
Lần đầu tiên tôi đến Vancouver, Canada để giảng kinh, đồng tu bên đó nói với tôi, ở Vancouver có một vị đại hộ pháp đã cúng dường cho Pháp sư Tuyên Hóa một tòa nhà lớn, lúc đó tòa nhà có trị giá đến một triệu đô-la Mỹ, tôi có đi tham quan rồi. Nguyên nhân gì mà cúng dường vậy?
Trong một bữa cơm, vị đại hộ pháp đó nhìn thấy Pháp sư Tuyên Hóa chỉ dùng một tờ giấy ăn, tức là dùng một tờ giấy để lau chùi mà đã dùng đến tám lần, dùng xong một lần thì gấp lại, dùng đến tám lần. Ông ấy đã cảm động, đã cúng dường một triệu đô, là quả báo của tiếc phước. Pháp sư Tuyên Hóa ở Mỹ, trong rất nhiều thành phố lớn đều có đạo tràng, phước báo lớn. Phước báo từ đâu mà có vậy? Do tiếc phước. Ngài chân thật tiết kiệm, chân thật tiếc phước, đời sống bản thân thật sự tiết kiệm, người khác không làm được. Ngài ngày ăn một bữa, ngủ ngồi không nằm, trong phòng không có giường, giữ giới rất nghiêm, những chỗ này đáng để chúng ta tán thán, đáng để chúng ta học tập, về phương diện giữ giới, tiếc phước, chúng ta cần phải hướng về Ngài mà học tập.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm