Thập nhị nhân duyên nghĩa là gì?
Thập nhị nhân duyên là: vô minh, hành thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão, tử. Nghĩa là thế nào?
Thập nhị nhân duyên là gì?
Thập nhị nhân duyên là: vô minh, hành thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão, tử.
Nghĩa là thế nào?
Nhân là hột giống, là nguyên nhân, duyên là những cái phụ thuộc, giúp đỡ cho hạt giống cho nguyên nhân phát sinh kết quả. Như hạt giống lúa gieo xuống đất, nhờ đất, nước, ánh nắng, v.v…mà nảy mầm sanh cây lúa. Nhân duyên lại có nghĩa là quan hệ lẫn nhau. Cái này có nên cái kia có, cái kia có nên cái nọ sinh ra… Mười hai món này làm nhân, làm duyên sinh ra nhau, quan hệ lẫn nhau nên gọi là mười hai nhân duyên.
1. Vô minh là không sáng, tức là sự tối tăm, ngu si không trí tuệ, tức là chỉ chung sự mê lầm của chúng sinh.
2. Hành là hành động, tạo nghiệp, kết quả của vô minh, không trí tuệ.
3. Thức là thức tâm. Do hành mà tạo nghiệp cảm thức tâm đi đầu thai.
4. Danh sắc. Thức tâm đầu thai, bẩm thụ tinh huyết cha mẹ thành thai, có thọ, noãn, thức. Thọ là sự sống, noãn là hơi nóng, thức là thức tâm. Danh là thức tâm, sắc là thể chất, gọi chung thức tâm và thể chất, nên nói danh sắc.
5. Lục nhập. Cái thai càng ngày càng lớn đủ sáu giác quan, gọi là lục nhập.
6. Xúc. Thai thân đủ tháng ngày, lọt lòng mẹ chào đời, cảm xúc những sự nóng lạnh, đói khát v.v… chưa đủ trí phân biệt.
7. Thụ. từ năm, sáu tuổi đến mười một, mười hai tuổi, do xúc mà cảm chịu sự vui khổ.
8. Ái: Từ mười ba, mười bốn, mười lăm tuổi sắp lên, do thụ mà phát sinh tự ái nhiễm.
9.Thủ: Từ mười hai tuổi sắp lên, do ái mà mong cầu tìm kiếm giữ lấy.
10. Hữu: Bởi thủ nên hành động, tạo nghiệp, gây nhân cho đời sau.
11. Sinh: Bởi có nhân (hữu), nên cảm nghiệp phải sinh ra đời sau.
12. Lão tử: Có sinh tất phải chịu già, bịnh, chết kết quả một đời người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh
Kiến thức 10:57 04/01/2025Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.
Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo
Kiến thức 08:20 04/01/2025Mười ngàn thế giới ngay sát-na ấy rung động dữ dội, quả đất dày bốn mươi do-tuần chao qua đảo lại như địa chấn. Giờ phút ấy đi vào vĩnh cửu. Chư thiên, phạm thiên hoan ca, vui mừng vì một đấng Toàn Giác đã xuất hiện trên thế gian.
Sám tụng Phật thành đạo
Kiến thức 10:30 02/01/2025Hướng đến kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thành đạo. Phatgiao.org.vn xin giới thiệu đến quý Phật tử những bài sám Phật Thành đạo tùy nghi lễ bái, tụng niệm cho ngày kỷ niệm Ngài.
Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch
Kiến thức 11:21 01/01/2025Khi những cơn gió đông bắt đầu thổi, khí trời trở nên se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người Phật tử đều nao nức đón chào một sự kiện trọng đại, đồng thời hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó chính là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, mùng 8 tháng 12 âm lịch.
Xem thêm