Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 04/09/2024, 13:20 PM

Người Phật tử làm gì để nhận biết quả báo của giới?

Hỏi: Có ý kiến cho rằng việc trì giới (giữ gìn đạo đức) là một phương pháp xa lánh ác nghiệp. Xin Thầy vui lòng giải thích rộng thêm cho dễ hiểu.

457882945_481244724725004_33647481117948414_n

Giữ giới (Đạo đức) là một điều cao thượng

Đáp: 

Điều đó cũng đúng, vì trên thực tế, trì giới cốt ý là để tránh xa điều ác, không tạo nghiệp dữ. Trì giới giúp ta ngăn ngừa được vài thói quen tật xấu như tham lam, sân hận chẳng hạn. Nhưng nếu muốn trừ tính bỏn xẻn thì phải hành pháp bố thí, tức là làm lành, vì trong trường hợp này trì giới không còn công hiệu. Hơn nữa, bố thí còn tạo cho lòng từ nảy nở mạnh thêm.

Nên nhớ rằng: Phật pháp dạy từng giai đoạn, nghĩa là dạy từ thấp lần lần lên, càng lúc càng cao siêu mầu nhiệm. Đức Phật dạy từ dễ đến khó, trước hết là cần lánh dữ, sau đó thì phải làm lành.

Có thể ví dụ trì giới như tạo hàng rào kiên cố. Bố thí như của quý để trong nhà. Sở dĩ hàng rào có ích lợi là để giữ gìn của quý trong nhà. Nếu hàng rào kiên cố mà trong nhà trống trơn thì vẫn còn thiếu sót nhiều.

Nói về quả báo thì trì giới để khỏi đọa vào con đường ác. Làm lành như bố thí chẳng hạn sẽ sinh vào cảnh nhân thiên để hưởng sự giàu sang phú quý.

Như vậy, bố thí và trì giới là hai pháp lành bổ túc cho nhau.

Nếu luận về tâm lý thì Trì giới là tác ý lành giữ cho Tâm được trong sạch, không để ô nhiễm điều ác. Giới là một trong mười phương pháp lành mà Ðức Thế Tôn gọi là Punnakiriyàvatthu, có nghĩa là Pháp làm cho phát sanh ra phước.

Trì giới cho được trong sạch thật khó. Vì ta phải cố gắng hết sức giữ cho tâm không cho rung động xu hướng theo sự vật bên ngoài. Ðó là phương pháp thay đổi tâm từ xấu đến tốt, từ động đến tịnh.

Ðức Phật dạy muốn thọ giới phải có Tác ý, nghĩa là người có ý muốn tránh xa điều ác do giới qui định. Nói cách khác là phải tự mình nguyện không để phạm vào những giới cấm. Người như vậy mới gọi là người có trì giới. Còn như kẻ cướp kia đang bị giam giữ trong ngục, không có phương tiện để trộm cướp được, chớ sự thật không phải là trì giới, hay không gọi là người có giới. Một người chưa thọ trì giới cũng vậy sở dĩ họ chưa hành ác vì chưa gặp cơ hội, người này cũng không gọi là người có giới.

Tóm lại, người có giới là người có tác ý lành và nguyện ra lời là phải cố tránh xa, không phạm những điều răn cấm của Ðức Phật. Ðức Phật có dạy "Cetanàham bhikkhave sìlam vadàmi" - "Này các thầy Tỳ khưu, Như Lai dạy rằng: Tác ý là giới".

Quả báo của giới là tâm được an tịnh, không sợ sệt tội lỗi khi còn sống, cũng như lúc sắp lâm chung.

Chỉ có người Trì giới mới nhận thấy quả báo của giới, cũng như người nằm mộng mới thấy cảnh trong mộng của mình. Người Trì giới trong sạch mới hưởng được sự an vui trong thâm tâm mình.

Tâm cố gắng xa lánh điều ác là nhân làm cho phiền não càng lúc càng xa ta, đồng thời đặc ân cao quý của tâm thiện càng bành trướng, ác nghiệp càng giảm bớt dần.

Sự cố tâm thọ trì giới luật phạn ngữ gọi là Samàdàna. Sự cố tâm xa lánh tội ác sinh lên ngay khi ta phát nguyện thọ trì những điều ngăn cấm mà Ðức Phật dạy. Người Phật tử phải cố gắng giữ giới cho được trong sạch, không nên dể duôi, vì nếu dể duôi thì phiền não sẽ len lỏi vào tâm ta, nó sẽ xâm chiếm, bành trướng và phá hoại tâm ta.

Quả báo của sự trì giới có ba, mỗi khi thọ giới xong, nhà sư thường nhắc là: Sìlena sugatim yanti - người được sinh về cõi Trời cũng nhờ giữ giới. Sìlena bhogasampadà - được giàu sang cũng nhờ giữ giới. Sìlena nibbutim yanti - người được giải thoát nhập Niết Bàn cũng nhờ giữ giới.

Trích từ "Giải đáp thắc mắc của người cư sĩ".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối

Hỏi - Đáp 15:05 14/11/2024

Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.

Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?

Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024

Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?

Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân

Hỏi - Đáp 14:50 12/11/2024

Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?

Thay đổi tượng thờ có phạm tội bất kính?

Hỏi - Đáp 16:30 11/11/2024

Hỏi: Nhà tôi lâu nay thờ tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm, nhưng nay tôi muốn chuyển sang thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca, chẳng biết có được phép không? Có gì bất kính không? Và nếu thay được thì cách thức thế nào? Sau đó tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm phải làm sao?

Xem thêm