Người thổi hồn vào đồ thờ tâm linh một cách kiên định nhờ Phật pháp
“Cuộc sống là một món quà cho sự cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân. Trước những khó khăn thất bại, anh luôn nhớ lại lời trong giáo lý của đức Phật, hãy luôn đối diện với thử thách mới tìm lại được chính mình”.
Phạm Đình Triều một nghệ nhân trẻ thuộc thế hệ 8x, sinh ra và lớn lên ở Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội. Là người không chỉ theo nghề truyền thống (Điêu khắc, tạc tượng, sơn son thiếp vàng, bạc..) với niên hệ, hàng trăm năm của gia đình. Anh còn là người truyền tâm huyết của mình vào đam mê nhờ được tiếp xúc với giáo lý của đức Phật từ nhỏ.
Trải qua thăng trầm, đến nay anh vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị truyền thống đặc sắc, cùng với tinh hoa nghệ thuật của làng, đưa tới tận tay khách hàng những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao và cảm nhận được giá trị cao quý của tâm linh.
Trưởng thành nhờ học tập và nghiên cứu Phật pháp
Trải qua những ngày tháng gian nan, vất vả với nhiều biến cố, thăng trầm của cuộc sống, nghệ nhân Phạm Đình Triều vẫn không gục ngã trước những thất bại, vẫn luân theo đuổi đam mê của mình. Với tình yêu nghề được ngấm vào từ nhỏ cùng truyền thống của gia đình, những bức tượng, bức hoành phi câu đối, nếp nhà... được anh nâng niu, thổi hồn vào tạo nên thương hiệu đồ thờ nổi tiếng ở trong làng.
Là một nghệ nhân trẻ với nhiều tài năng về nghệ thuật điêu khắc, để có thể thành công trên thị trường và được nhiều khách hàng tin cậy yêu mến, thì trước nhất đó chính là đam mê và kiên trì cùng với suy nghĩ luôn phải tích cực. Nghệ nhân Phạm Đình Triều cho rằng: “Cuộc sống là một món quà cho sự cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân. Trước những khó khăn thất bại, anh luôn nhớ lại lời trong giáo lý của đức Phật, hãy luôn đối diện với thử thách mới tìm lại được chính mình”.
Trong giáo lý Phật giáo, anh thích nhất nghệ thuật sống “gieo gì hôm nay”, triết lý đó đã cho anh một lời nhắc nhở về nhân quả thật công bằng và sâu sắc, đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa.
Cuộc sống của chúng ta cũng giống như một trò chơi, để chiến thắng được nó, thì phải chiến thắng được chính bản thân mình. Điều này tương ứng với câu mà đức Phật đã từng nói: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Hãy nhìn thẳng vào ưu điểm cũng như khuyết điểm của mình để học cách chấp nhận cuộc chơi và lãnh đạo bản thân trong cuộc sống nhiều rào cản này.
Dùng thói quen đọc sách và nghiên cứu giáo lý vào phát triển bản thân và sự nghiệp
Đối với tất cả những người thành công trên thế giới, ngay cả đức Phật cũng đều nhờ đọc sách giúp trưởng dưỡng trí tuệ. Thói quen đọc sách và tự học, chính là để rèn luyện tâm tính và tư duy của mỗi người. Chỉ không ngừng đọc sách và học tập thì mới giúp chúng ta ở vào trạng thái không ngừng đổi mới, hoàn thiện mình.
Nghệ nhân Phạm Đình Triều chia sẻ: “Thói quen đọc sách hay học tập là một thói quen tốt, một thói quen hình thành nên nhân cách và lòng tử tế. Học tập và đọc sách không chỉ dành cho giới học giả, những nhà nghiên cứu, chính vì vậy theo tôi nghĩ đã là Phật tử hay là những người thường xuyên lui tới chùa cần dành thời gian cho mình để đọc sách về Phật giáo, hay những sách khác để có kiến thức xã hội sâu rộng hơn áp dụng vào cuộc sống. Tôi rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong một truyền thống gia đình có niềm tin tâm linh vào đạo Phật, ngay từ nhỏ những kí ức khi cùng mẹ đến chùa ngày tuần rằm và các lễ hội mang lại cho tôi khá nhiều kỉ niệm. Nhờ những tháng ngày được học hỏi giáo lý, tôi hiểu được vạn vật trên đời đều vô thường và mọi yếu tố hội tụ được cần nhờ đủ duyên và may mắn. Chính vì vậy những tác phẩm của tôi khi được công nhận làm nghệ nhân năm 2015 đều rất tình cờ nhờ vào đam mê và lòng tin kinh định vào đức Phật luôn bên cạnh gia hộ cho chính tôi”.
Cân bằng thái độ sống là cân bằng chính mình
Một người trưởng thành thường biết cân bằng mọi thứ cho mình, từ tư tưởng cho tới tiền bạc và hạnh phúc của một gia đình. Chính vì ảnh hưởng từ những tư tưởng của Phật giáo mà khiến anh luôn hiểu được rằng, mỗi một đơn hàng là một lần anh thổi chính giá trị của đạo đức, của nhân văn vào sản phẩm cũng như các mối quan hệ khách hàng. Gia đình anh cũng luôn thường vào các chùa để cúng dàng, mà không mong cầu lại bất cứ nhu cầu nào, ngoài một mong muốn là giúp ích cho sự phát triển của Phật pháp.
Đôi khi trong cuộc sống cần được nghỉ chân, để có thời gian chiêm nghiệm về những gì mình đã đi qua. Một quyết định kiên quyết và đầy chính kiến, trong một cuộc sống hối hả và đầy uy lực với sức mạnh của đồng tiền, bất cứ ai trong cuộc sống này không biết cân bằng nó, tức là bạn đang đẩy mình vào tuyệt vọng.
Những câu từ tôi thường tâm niệm cho chính mình đó là:
“Chính Kiến – Kiên Định – Học Tập – Thương yêu – Tha thứ - chia sẻ - phụng sự”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người
Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.
Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90
Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng.
5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ
Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.
Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời
Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.
Xem thêm