Thứ bảy, 23/09/2023, 08:45 AM

Người tu học Phật nhất định phải hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ

Oan gia trái chủ phải hóa giải, phải đàm phán điều kiện với họ. Thông thường đều sẽ tiếp nhận, sau khi tiếp nhận thì họ sẽ rời đi. Bản thân chúng ta hồi hướng tất cả công đức tu học của chính mình cho họ. Hồi hướng cho họ không phải là bạn không có nữa.

Hồi hướng thế nào đi nữa thì bạn cũng vẫn có. Cũng giống như Phật Tổ thường ví dụ bản thân chúng ta giống như cây nến đang thắp sáng, ánh sáng chiếu khắp nơi. Họ mê hoặc điên đảo thì cũng là một cây nến nhưng chưa được thắp sáng, đem cho họ mượn ánh sáng này của chúng ta cũng thắp cho họ. Thắp cho họ giúp cho họ sáng lên, họ cũng khai mở trí huệ, họ được lợi ích.

Ánh sáng này của mình có bị tổn hại không? Không hề tổn hại. Đây chính là ý nghĩa của hồi hướng. Công đức mà chúng ta tu học tích lũy được hoàn toàn hồi hướng cho họ, ánh nến của chúng ta không hề tổn hại chút nào cả. Chứ không phải tôi hồi hướng cho họ thì tôi chẳng còn gì, đèn này của tôi thắp sáng cho họ thì của tôi sẽ tắt mất, không có đạo lý này. Càng hồi hướng càng thù thắng, cho nên không thể keo kiệt.

Bài văn phát nguyện sám hối với tất cả oan gia trái chủ

Người tu học Phật nhất định phải hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ 1

Không thể nói tôi làm tốt công đức này không chịu cho người khác, đó gọi là keo kiệt Pháp. Quả báo của keo kiệt pháp là ngu si. Cho nên, thứ chúng ta có tài phú, thông minh, trí huệ đều có thể giúp đỡ người khác. Khỏe mạnh sống lâu của chúng ta là vì phục vụ cho người khác, phục vụ cho người khác luôn cần sức khỏe tốt. Khỏe mạnh sống lâu không phải là tôi hưởng thụ mà là để phục vụ người khác, đây gọi là hồi hướng.

Cho nên tụng kinh, niệm Phật, ăn chay trường rất tốt. Những công đức này đều hồi hướng cho oan gia trái chủ, họ tiếp nhận rồi thì sau này bạn tu hành sẽ thuận buồm xuôi gió.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ

Kiến thức 07:07 07/03/2025

Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.

Xem thêm