Chủ nhật, 08/05/2022, 14:58 PM

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phật đản

Lễ Phật đản là một trong những đại lễ vô cùng to lớn với người con Phật không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Đây là ngày kỷ niệm sự ra đời của một đấng Tối Thượng tôn quý - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về nguồn gốc và ý nghĩa quan trọng của ngày Phật đản sinh.

Nhân dịp Đại lễ Phật đản (PL 2566 - DL 2022), chùa Ba Vàng xin gửi đến quý độc giả bài viết “Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phật đản” để trau dồi những thông tin cơ bản về ngày lễ Phật đản qua lời chia sẻ của Đại đức Thích Trúc Thái Minh.

Lễ Phật đản là gì?

Lễ Phật đản là một sự kiện quan trọng, đánh dấu việc ra đời của một đấng tối tôn quý - Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Đây là một lễ hội tôn giáo lớn nhất và có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới.

Bởi vậy, khi những cánh hoa sen đua nở đón chào mùa Phật Đản về, hàng triệu trái tim người con Phật lại hân hoan mừng ngày Đức Thế Tôn thị hiện nơi đời.

Đại lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng (ảnh năm 2020)

Đại lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng (ảnh năm 2020)

Nguồn gốc của lễ Phật đản

Đức Phật Thích Ca tên thật là Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Ngài đản sinh vào năm 624 TCN và nhập Niết bàn vào năm 554 TCN. Cha Ngài là Đức vua Tịnh Phạn, mẹ là Hoàng hậu Ma Da. Tiền thân của Ngài là Bồ Tát Hộ Minh, vị Bồ Tát Nhất Sinh Bổ Xứ tại cung trời Đâu Suất, nghĩa là chỉ còn một kiếp cuối cùng ở thế gian, Ngài sẽ chứng đạo trở thành một vị Phật Toàn Giác.

Theo truyền thống xưa của Phật giáo Bắc Tông, lễ Phật đản thường được tổ chức vào mùng 08 tháng 4 âm lịch. Theo thống nhất mới, từ năm 1950, Đại hội Phật giáo Quốc tế lại thống nhất lấy ngày Rằm tháng tư âm lịch là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh. Bởi theo kinh điển Nguyên Thủy, Thái tử Tất Đạt Đa ra đời vào ngày trăng tròn tháng Vesak. Tháng Vesak là tháng tư âm lịch còn ngày trăng tròn thì chỉ có ngày Rằm hoặc ngày 16. Do vậy, Đại hội Phật giáo Quốc tế thống nhất lấy ngày giữa tháng tư âm lịch (tức ngày 15/4) là ngày chính thức kỷ niệm Phật đản.

Kết hợp giữa Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nguyên Thủy, ngày nay, chúng ta có cả tuần lễ Phật đản (từ 08/4 đến Rằm tháng tư) hoặc có nhiều nơi tổ chức từ mùng 01/4 âm lịch đến hết tháng.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh phát biểu trong Đại lễ Phật Đản (năm 2021)

Đại đức Thích Trúc Thái Minh phát biểu trong Đại lễ Phật Đản (năm 2021)

Năm 1999, Liên Hợp Quốc ra quyết định công nhận ngày lễ Vesak là ngày lễ Tam hợp (hợp ba lễ vào làm một): Đức Phật đản sinh, Đức Phật thành đạo, Đức Phật nhập Niết Bàn thành một lễ được tổ chức vào ngày Rằm tháng tư âm lịch. Liên Hợp Quốc công nhận ngày lễ Vesak trở thành một ngày lễ của thế giới về Phật giáo.

Tuy có sự khác biệt về ngày Đức Phật đản sinh giữa Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nguyên Thủy, nhưng tựu chung lại, chúng ta chắc chắn rằng, Đức Phật hoàn toàn có thật. Ngài là một con người bằng xương bằng thịt, hiện hữu trên cuộc đời này!

Ý nghĩa của ngày lễ Phật đản

Trong kinh Đại thừa Vô Lượng Thọ, phẩm thứ ba Đại giáo duyên khởi, Đức Phật dạy: “Như Lai vì lòng đại bi vô tận thương xót ba cõi nên xuất hiện ở đời, tuyên dương giáo pháp là muốn cứu bạt quần sanh, đem lợi ích chân thật, khó gặp khó thấy, như hoa ưu đàm hiếm khi xuất hiện,...”

Quả đúng như vậy, sự kiện Đức Phật giáng sinh xuống trần thế là một sự kiện vô cùng hy hữu, như hoa ưu đàm ngàn năm mới nở một lần. Bởi chúng sinh trầm luân muôn kiếp, chìm đắm trong luân hồi sinh tử, đau khổ vô cùng. Nếu không có ánh sáng Phật Pháp thì chúng ta không biết đi về đâu, cuộc đời này thật vô nghĩa, không biết vì sao mình sinh ra rồi loanh quanh, luẩn quẩn thỏa mãn các dục và chết, chết rồi thì không biết đi về đâu, không biết còn hay hết. Ngẫm lại, quán chiếu cuộc đời nhiều lúc thấy nó thật phù du, vô vị thế nhưng con người lại cứ hăm hở tranh danh, tranh lợi,... rồi kết cục là ra đi với hai bàn tay trắng. Từ đó, chúng ta mới thấy quý Phật Pháp để tu tập thoát khỏi kiếp sống đau khổ trầm luân, bởi ở đời mà không học đạo thì thật vô vị.

Trước khi giáng sinh, Ngài là một vị Bồ Tát trên cung trời Đâu Suất, vị Bồ Tát “nhất sanh bổ xứ” sẽ thành Phật trong đời này. Ngài quán sát thấy rằng tất cả chúng sinh không chỉ ở cõi Nam Diêm Phù Đề này mà trong tất cả pháp giới đối với Ngài đều từng là thân nhân quyến thuộc nhiều kiếp. Ngài thấy được tất cả chúng sinh cùng với Ngài đều từng là cha, là mẹ, anh em ruột thịt nhiều kiếp.

Không chỉ vậy, Ngài cũng quán sát thấy tất cả chúng sinh đều có đầy đủ khả năng để giác ngộ, đầy đủ đức tướng trí tuệ Như Lai.

Thứ nữa, Ngài lại thấy giữa Ngài và chúng sinh không có gì sai khác, đều chung một bản tính chân như, đều như nhau không khác biệt. Từ những sự thấy biết đó, Ngài đản sinh mang theo bản hoài là cứu độ chúng sinh, giúp cho tất cả các chúng sinh đang chìm đắm trong đau khổ được giải thoát.

Chính vì sự cao quý của Đức Phật nên khi Ngài đản sinh, chư Thiên từ các cung Trời cũng hân hoan chào đón, muôn hoa nở rộ, chim hót líu lo đón mừng bậc đại Giác Ngộ ra đời. Cho đến tận ngày nay, để tôn vinh sự kiện trọng đại của toàn nhân loại; người con Phật trên khắp năm châu lại cùng nhau hân hoan, hạnh phúc đón mừng ngày lễ Phật đản. Đây là một dịp đặc biệt quan trọng để hai hàng đệ tử Phật trên khắp thế giới tưởng nhớ, dâng lòng thành kính tri ân đến đấng Cha lành của khắp trời, người.

Niềm hân hoan đón mừng ngày Đức Thế Tôn đản sinh của Phật tử chùa Ba Vàng (Ảnh năm 2020)

Niềm hân hoan đón mừng ngày Đức Thế Tôn đản sinh của Phật tử chùa Ba Vàng (Ảnh năm 2020)

Nhờ có Đức Phật ra đời mà chúng ta mới nhận ra mình có một “kho tài sản” vô giá nhưng lại bỏ quên từ bao kiếp đến nay. Hơn thế nữa, Ngài còn tạo dựng cho chúng ta một niềm tin mãnh liệt rằng tất cả chúng sinh đều sẽ chứng đắc quả vị Phật như Ngài.

Ngoài ra, Đức Phật ra đời giúp chúng ta thấy được những giá trị nhân văn hết sức to lớn mà trước đó không thể tìm thấy ở bất kỳ xã hội nào, đó chính là sự bình đẳng, tôn trọng con người cũng như tất cả mọi loài.

Từ đây, chúng ta thấy được sự ra đời của Đức Phật Thích Ca mang một ý nghĩa vĩ đại đối với toàn nhân loại, là một sự kiện hy hữu bởi Ngài là sự kết tinh của tất cả những gì cao quý nhất trong vũ trụ. Ngài đã chỉ ra con đường đưa đến sự giác ngộ tối thượng nhất, giúp chúng ta tìm được “kho báu” Phật tính trong tâm mình.

Cho nên, đến tận ngày nay, để tôn vinh sự kiện trọng đại của toàn nhân loại; người con Phật trên khắp năm châu lại cùng nhau hân hoan, hạnh phúc đón mừng ngày lễ Phật đản. Đây là một dịp đặc biệt quan trọng để hai hàng đệ tử Phật trên khắp thế giới tưởng nhớ, dâng lòng thành kính tri ân đến đấng Cha lành của khắp trời, người. Không những vậy, lễ Phật đản cũng là nhân duyên thù thắng để xương minh, phát triển và hoằng dương Phật Pháp.

Hình ảnh lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng qua các năm

Hằng năm, cứ mỗi độ sen nở tháng tư, hàng triệu trái tim của những người con Phật lại hân hoan vui đón ngày Đấng Thế Tôn ra đời. Hòa trong sự hân hoa ấy, Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để phát huy tinh thần Phật đản, bày tỏ niềm tôn kính đối với Đấng Cha Lành vĩ đại, tri ân sự thị hiện của Ngài nơi thế gian này. Mời quý vị cùng nhìn ngắm những khoảnh khắc ấn tượng của Đại lễ Phật đản tại chùa Ba Vàng qua các năm.

Hình ảnh đoàn diễu hành kính mừng Phật đản. (Ảnh năm 2018)

Hình ảnh đoàn diễu hành kính mừng Phật đản. (Ảnh năm 2018)

Các Phật tử trong trang phục dân tộc truyền thống hân hoan kính mừng Tết Phật đản. (Ảnh năm 2019)

Các Phật tử trong trang phục dân tộc truyền thống hân hoan kính mừng Tết Phật đản. (Ảnh năm 2019)

Các Phật tử rực rỡ cờ hoa diễu hành mừng ngày Đức Phật đản sinh. (Ảnh năm 2019)

Các Phật tử rực rỡ cờ hoa diễu hành mừng ngày Đức Phật đản sinh. (Ảnh năm 2019)

Hình ảnh Phật tử thành kính tham gia tắm Phật (ảnh năm 2020)

Hình ảnh Phật tử thành kính tham gia tắm Phật (ảnh năm 2020)

Các Phật tử hân hoan, rạng rỡ trong những bộ sari đầy màu sắc đón mừng Phật đản. (Ảnh năm 2020)

Các Phật tử hân hoan, rạng rỡ trong những bộ sari đầy màu sắc đón mừng Phật đản. (Ảnh năm 2020)

dai-le-phat-dan-chua-ba-vang-19-2358
dai-le-phat-dan-chua-ba-vang-22-2358
Hình ảnh chư Tăng chùa Ba Vàng trang nghiêm đi nhiễu quanh tôn tượng đản sinh của Đức Thế Tôn. (Ảnh năm 2021)

Hình ảnh chư Tăng chùa Ba Vàng trang nghiêm đi nhiễu quanh tôn tượng đản sinh của Đức Thế Tôn. (Ảnh năm 2021)

dai-le-phat-dan-chua-ba-vang-15-2358
Niềm vui mừng khánh đản ngập tràn trong tâm những người con Phật. (Ảnh năm 2021)

Niềm vui mừng khánh đản ngập tràn trong tâm những người con Phật. (Ảnh năm 2021)

Phật tử chùa Ba Vàng tại Singapore và người thân hân hoan tổ chức lễ Phật đản tại nhà. (Ảnh năm 2021)

Phật tử chùa Ba Vàng tại Singapore và người thân hân hoan tổ chức lễ Phật đản tại nhà. (Ảnh năm 2021)

Gia đình Phật tử hân hoan đón mừng Tết Phật đản. (Ảnh năm 2021)

Gia đình Phật tử hân hoan đón mừng Tết Phật đản. (Ảnh năm 2021)

Phật tử hân hoan chụp ảnh lưu niệm trong buổi hái hoa cúng dường kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh. (Ảnh năm 2021)

Phật tử hân hoan chụp ảnh lưu niệm trong buổi hái hoa cúng dường kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh. (Ảnh năm 2021)

Lễ Phật đản là nhân duyên thù thắng để xương minh, phát triển và hoằng dương Phật Pháp. Chính vì thế, năm nay, để đón mừng sự kiện Đức Phật đản sinh ngày 08/4 âm lịch, chùa Ba Vàng sẽ tổ chức Đại lễ Phật đản (PL.2566 - DL.2022) với quy mô lớn cùng nhiều hoạt động ý nghĩa như: Lễ rước đăng quanh tượng Đức Phật đản sinh, lễ tắm Phật, lễ diễu hành, các chương trình văn nghệ đón mừng đặc sắc, Phật tử dâng y cúng dường Sư Phụ và chư Tăng,...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm