Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/04/2019, 10:33 AM

Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ ngũ sắc của Phật giáo

Bên cạnh quốc kỳ, rất nhiều quốc gia còn treo thêm một lá cờ khác - cờ Phật giáo với năm màu chủ đạo: xanh, trắng, đỏ, cam, vàng. Vậy ý nghĩa lá cờ Phật giáo như thế nào? Tại sao có 5 màu khác nhau và 5 màu đó tượng trưng cho ý nghĩa gì?

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Nguồn gốc của lá cờ Phật giáo

Cờ Phật giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật giáo còn tượng trưng cho niềm Chính tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật. Ảnh: Internet

Cờ Phật giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật giáo còn tượng trưng cho niềm Chính tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật. Ảnh: Internet

 

Lá cờ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1885, tung bay trên bầu trời thủ đô Colombo của Sri Lanka trong đúng ngày đại lễ Phật đản. Tuy nhiên, phải đến ngày 25/5/1950, trong hội nghị Phật giáo quốc tế ở Colombo với sự tham gia của 26 quốc gia, lá cờ ngũ sắc này mới được chính thức chấp nhận và trở thành biểu tượng chung cho toàn thể giáo hội Phật giáo thế giới, theo Buddhistcouncilofqueensland.

Bài liên quan

Thiết kế ra cờ Phật giáo chính là đại tá quân đội đã về hưu người Mỹ Henry Steel Olcoott. Năm 1879, ông đến Sri Lanka du lịch và nhanh chóng bị đạo Phật thu hút. Năm 1880, ông quay lại nơi này và đề nghị với Ủy ban Phật giáo Colombo về việc thiết kế một lá riêng.

Olcoott được biết đến với biệt danh là "người Phật giáo da trắng", ông cũng là người Mỹ đầu tiên quy y. Olcoott đã sáng tạo ra cờ Phật giáo dựa vào sáu vòng hào quang của đức Phật và các màu sắc của cầu vồng. Nhưng khác với 7 sắc cầu vồng, cờ Phật giáo chỉ có 5 màu là xanh, vàng, đỏ, trắng, cam. Mỗi màu này tương đương với một sọc trên cờ. Sọc thứ 6 là gồm 5 màu trên gộp lại. Sáu cột này tượng trưng cho lục đạo (sáu đường tái sinh, sáu thể dạng của chúng sinh trong cõi luân hồi).

Vào ngày 25/5/1950, Đại hội Phật giáo Thế giới đã công nhận lá cờ này là lá cờ chính thức của Phật giáo thế giới.

Tại Việt Nam, đến ngày 6/5/1951, tại chùa Từ Ðàm (TP Huế) Ðại Hội Phật giáo ba miền. Trong dịp Đại hội, Thượng tọa Tố Liên (nguyên Trụ trì chùa Quán Sứ - Hà Nội) đã tặng Ðại Hội lá cờ Phật giáo thế giới và đại hội đã chấp nhận lá cờ này cũng là cờ Phật giáo Việt Nam.

Ý nghĩa năm màu sắc trên lá cờ Phật giáo

Năm sắc theo chiều dọc lá cờ: Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật. Năm sắc theo chiều ngang là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ảnh: Internet

Năm sắc theo chiều dọc lá cờ: Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật. Năm sắc theo chiều ngang là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ảnh: Internet

“Cờ Phật giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật giáo còn tượng trưng cho niềm Chính tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật. Ngoài ra, cờ Phật giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo Pháp và dân tộc” - Theo thư viện Hoa Sen.

Năm sắc theo chiều dọc lá cờ: Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật. Năm sắc theo chiều ngang là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật.

Ý nghĩa của mỗi màu sắc có sự phân biệt khác nhau:

Màu xanh đậm tượng trưng cho Ðịnh căn, màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt.

Màu vàng lợt tượng trưng cho Niệm căn vì có Chính Niệm mới sinh Ðịnh và phát Huệ.

Màu đỏ tượng trưng cho Tinh tấn căn bởi có Tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.

Màu trắng tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sinh ra muôn hạnh lành.

Màu da cam tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sinh.

Màu tổng hợp tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.

Bài liên quan

Như vậy, năm màu của lá cờ là biểu trưng cho ý nghĩa ngũ căn ngũ lực. Ngoài ra, nó còn biểu trưng cho ý nghĩa tinh thần hòa hợp của Phật giáo.

Phật giáo luôn chủ trương hòa bình. Vì thế, nhân loại khắp năm châu, tuy màu da chủng tộc có khác nhau nhưng Phật giáo xem nhau như tình huynh đệ một nhà.

Với tinh thần từ bi, bình đẳng, lục hòa, Phật giáo không có phân chia giai cấp hay phân biệt khác nhau màu da chủng tộc. Vì tất cả đều có chung một nguồn tuệ giác (Phật tính) như nhau.

Vì vậy, lá cờ Phật giáo ngoài ý nghĩa biểu trưng cho giáo lý, nó còn nói lên tinh thần thích nghi hòa hợp đó.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm