Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ơn nhỏ không quên

"Bồ Tát tu các phương tiện, biết ơn, đền ơn. Khi Như Lai ở Trúc Lâm tinh xá, có một Tỷ Khưu, mắc bệnh lở lói, khắp cả thân thể máu mủ thường chảy, ai cũng sợ hãi, không dám thân gần. Vị Tỷ Khưu này, ở trong căn phòng dột nát, cách xa đại chúng."

Phật bảo Ngài A Nan rằng:

“Bồ Tát siêng tu tinh tiến, muốn trang nghiêm đạo Bồ Đề, muốn đền đáp ơn Phật, thì phải nhớ nghĩ đến hết thảy chúng sinh, như thương nhớ một đứa con vậy.

(...)

Lại nữa, Bồ Tát tu các phương tiện, biết ơn, đền ơn. Khi Như Lai ở Trúc Lâm tinh xá, có một Tỷ Khưu, mắc bệnh lở lói, khắp cả thân thể máu mủ thường chảy, ai cũng sợ hãi, không dám thân gần. Vị Tỷ Khưu này, ở trong căn phòng dột nát, cách xa đại chúng.

Bấy giờ Như Lai, dùng sức thần thông, che mắt mọi người, không cho ai biết, Như Lai một mình đến chỗ người Tỷ Khưu có bệnh, trông nom săn sóc, lấy nước rửa ráy.

Nghĩ như thế rồi, Như Lai bèn cho hết thảy chư Thiên ở cõi Dục biết. Đế Thích Đề Hoàn Nhân cùng với trăm nghìn quyến thuộc vây quanh trước sau, đứng giữa không trung, mưa mọi thứ Thiên hoa và khởi các loại Thiên nhạc. Lúc đó Vua cõi trời Đao Lợi nâng một chiếc bình bách phúc trang nghiêm, trong đựng đầy nước đại bi thanh tịnh, đến trước mà dâng Như Lai, cúi đầu đính lễ, rồi đứng lại một bên.

Như Lai liền giơ cánh tay đầu đủ phúc đức lên, thì ngay lúc ấy, từ năm đầu ngón tay nhỏ bé phóng ra những tia sáng lớn, chiếu khắp các cõi trời.

Bài kinh Di Giáo - Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khi các người cõi trời, theo ánh sáng ấy mà cùng đến hội họp rồi, Như Lai mới đến chỗ người Tỷ Khưu có bệnh. Lúc đến nơi, Như Lai liền phóng ra một luồng hào quang từ đỉnh đầu, chiếu vào người bệnh Tỷ Khưu.

Khi gặp được ánh sáng ấy, người bệnh Tỷ Khưu cảm thấy hết đau đớn, liền ngồi dậy cúi đầu quy mệnh. Lúc đó Như Lai dùng tay phải đỡ lấy nước từ Vua Đế Thích và rửa đầu cho người bệnh Tỷ Khưu, còn tay trái thì xoa vuốt mình mẩy. Tay Như Lai đưa tới đâu thì những vết lở lói trên mình Tỷ Khưu đều khỏi đến đấy. Sau khi bình phục, người Tỷ Khưu vui mừng khôn xiết, liền cất tiếng niệm rằng:

-Kính lạy đức Thích Ca Mâu Ni! Đấng Đại Từ Phụ, Đấng Vô Thượng Y Vương! Con nay đã hết thân bệnh. Xin Như Lai rủ lòng thương xót, cho con Pháp dược để trừ hết bệnh hoạn của thân, tâm.

Bấy giờ Như Lai bảo người bệnh Tỷ Khưu rằng: “Như Lai vẫn nhớ trọng ân của ngươi. Nay Như Lai muốn đền đáp ơn ấy.” Nghe xong, người bệnh Tỷ Khưu vô cùng kinh ngạc. Như Lai liền chỉ dạy cho những điều lợi hỷ.

Người Tỷ Khưu vui mừng, và ngay lúc ấy, chứng quả A La Hán đầy đủ Tam Minh, Lục thông và tám món giải thoát.

Khi ấy Vua Đế Thích và các quyến thuộc, cùng vô lượng Thiên chúng đều nghi ngờ, liền hỏi: “Tại sao đức Như Lai đã hạ thân vàng ngọc để rửa những vết ung nhọt, đầy máu mủ của người bệnh Tỷ Khưu, mà lại bảo là báo ân, thì việc đó ra sao? Xin Như Lai vì chúng con mà phân biệt giải thích?”

Phật bảo Đế Thích và Chư Thiên rằng: “Các ông hãy nghe cho kỹ tôi sẽ vì các ông mà nói việc kiếp trước”.

“Này Đế Thích, ở đời quá khứ, cách đây vô lượng A tăng kỳ kiếp, có một ông Vua độc ác, vô đạo, thường hay áp bức, bóc lột dân lành một cách phi lý để đoạt của cải. Ông Vua độc ác này có một người bầy tôi thân tín, tên là Ngũ Bá.

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhà Vua cho Ngũ Bá có toàn quyền trừng trị những người phạm pháp, hoặc thi ân hay gia uy là tùy ở Ngũ Bá, nhưng nếu có lợi lộc đút lót, thì phải chia cho nhà Vua. Cho nên Ngũ Bá thường hay đánh đập phạm nhân; ai có nhiều tiền của hối lộ thì tha, ai không có tiền đút lót thì đánh đập có khi đến chết và coi đó là việc đó rất bình thường.

“Một hôm có một người Ưu Bà Tắc( cư sĩ) phạm chút lỗi nhỏ, được giao cho Ngũ Bá tùy ý trừng phạt. Nhưng Ngũ Bá vốn biết người Ưu Bà Tắc là một người hiền lành, phúc hậu, nên không nỡ đánh đập, bèn tha cho, do đó mà người Ưu Bà Tắc được thoát nạn và vui mừng khôn xiết.

Kiều Thi Ca nên biết: Ngũ Bá lúc bấy giờ, nay là người bệnh Tỷ Khưu và người Ưu Bà Tắc nay là Như Lai vậy. Cho nên, Bồ Tát trong vô lượng A tăng kỳ kiếp, ơn tuy nhẹ nhưng cũng lo đền đáp, cho đến khi thành bậc Chính Giác mà lòng thường không quên.”

Lúc đó Vua Đế Thích và vô lượng thiên chúng hết sức vui mừng, có bốn vạn tám nghìn chư thiên, phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Phát tâm xong rồi, trổi thiên nhạc cúng dàng Như Lai, đoạn trở về cõi trời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh A Nậu La Độ

Kinh Phật 15:00 09/04/2024

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Kinh bồi đắp niềm tin

Kinh Phật 11:45 03/04/2024

Tuệ giác và niềm tin là những báu vật sáng chói nhất. Đó là những châu báu, tài sản cao cấp, trong khi đó thì tất cả các tài lợi, gia sản của thế gian đều vô thường.

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Xem thêm