Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 23/01/2023, 20:20 PM

Nhà thơ Giang Nam, tác giả bài thơ Quê Hương qua đời

Nhà thơ Giang Nam - tác giả bài thơ nổi tiếng Quê hương qua đời vào sáng nay (23.1), thọ 94 tuổi.

Ngày 23.1, bà Nguyễn Thị Trang, người con duy nhất của nhà thơ Giang Nam, cho biết cha của bà đã qua đời vào lúc 9 giờ 45 phút sáng cùng ngày.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết buồn khi nghe tin cây bút gạo cội qua đời vào mùng 2 Tết. Ông nói: "Nhà thơ Giang Nam đã chọn Tổ quốc và thơ ca là lẽ sống đời mình. Suốt đời, ông đã đi trên con đường ấy. Không có bất cứ điều gì, không có thách thức nào có thể thay đổi con đường của ông. Ông sống hiền như cây, kiên định như cây, mạnh mẽ như cây và nở hoa kết trái như cây trong gió bão".

Nhà thơ Giang Nam. Ảnh: Đức Dương.

Nhà thơ Giang Nam. Ảnh: Đức Dương.

Nhà thơ Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh ngày 2.2.1929, tại xã Ninh Bình, TX.Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa). Ông là tác giả của bài thơ Quê hương nổi tiếng mà rất nhiều người biết đến với các câu thơ như:

"Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

Ai bảo chăn trâu là khổ?

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được...Chưa đánh roi nào đã khóc!

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích

Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi...".

Quê hương là bài thơ nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông, nguyên mẫu của "cô gái nhà bên" là vợ ông, bà Phan Thị Chiều, quê ở Nha Trang. Ông sáng tác bài thơ năm 1960, tại căn cứ của Tỉnh ủy Khánh Hòa dưới chân núi Hòn Dù khi nghe hung tin vợ con bị bắt và thủ tiêu. Cuối năm 1961, khi đang ở căn cứ tại Củ Chi (TP HCM), ông bất ngờ biết người thân vẫn còn sống, đã về quê tại Nha Trang an toàn. Giang Nam cảm xúc lại dâng trào mãnh liệt và làm tiếp hai bài thơ: Ngày mai đi đón em và Con còn sống.

Ông còn là tác giả nhiều bài thơ nổi tiếng như Nghe em vào đại học, Tiếng nói Việt Nam... Ngoài thơ, Giang Nam còn sáng tác văn xuôi, chủ yếu là truyện ngắn. Ông từng sử dụng một số bút danh khác như Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh... Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật lần thứ nhất năm 2001, giải nhì về thơ tạp chí Văn Nghệ năm 1961 (bài Quê hương), Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về thơ (tập thơ Quê hương).

Theo Vnexpress. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm