Chủ nhật, 30/12/2018, 19:00 PM

Nhân duyên trở thành bác sĩ giỏi của một học trò nghèo Hà Tĩnh

Trần Quốc Khánh, người được biết đến là bác sĩ giỏi chuyên môn cột sống của Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ câu chuyện đời mình, chuyện niềm tin nhân quả cùng Phatgiao.org.vn nhân dịp đầu năm mới.

Làm bác sĩ cứu người, là sự lựa chọn của Khánh hay do một nhân duyên nào đó tình cờ?

Cả gia đình, thậm chí dòng họ tôi đến thời điểm này chưa có ai theo nghề Y. Tuy nhiên ngày còn đi học, tôi đã thi đậu học sinh giỏi Quốc gia môn sinh học và có cơ hội lựa chọn cho mình những ngành nghề ưng ý. Ngày ấy, tôi thực sự mến mộ thầy giáo dạy sinh học, thích phong cách giảng dạy và kiến thức uyên thâm của thầy, vậy nên khi biết mình được tuyển thẳng Đại học, tâm tôi đã nung nấu theo học ngành Sư phạm Sinh học, hy vọng sau này ít nhiều được đi theo con đường người thầy đáng kính đang đi. Mong muốn là vậy, tuy nhiên nhân duyên lại quyết định theo một hướng hoàn toàn khác.

Bài liên quan

Một lần, tôi đạp xe đạp từ quê (ngoại ô) ra thị xã có việc, trên đường đi thấy một bà cụ nhìn rất lam lũ vất vả đang đi bộ cùng hướng. Theo thói quen từ bé của tôi, dù đi quá mấy bước, tôi vẫn dừng lại và chờ bà cụ đi tới, tôi ngỏ lời chở bà đi một đoạn cùng đường.

Ở miền quê mọi người dễ dàng tin tưởng nhau hơn, bà cảm ơn rồi lên xe tôi chở đi. Câu chuyện trên đường giúp tôi biết bà đang ra chăm con trai nằm viện, nhà nghèo, con trai bị tai nạn đã nằm viện mấy tuần chưa biết có qua được hay không, con trâu duy nhất trong nhà cũng đã bán… Câu chuyện bà chia sẻ làm tôi cảm động và rất xót xa.

Chở bà đến tận cổng viện, tôi rời đi. Dọc đường về tôi suy nghĩ mãi về hoàn cảnh bà cụ, rồi mọi suy nghĩ kéo tôi về câu hỏi “Tại sao mình không theo học ngành Y, sau này có thể có cơ hội giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh thương tâm?”.

Đạp xe một mạch về nhà thầy giáo, tôi chia sẻ với thầy nguyện vọng của mình. Không những không phật lòng, thầy còn mỉm cười rất mãn nguyện và ủng hộ tôi đi theo con đường làm thầy thuốc, thay vì làm thầy giáo. Nhân duyên là từ đó, và giờ tôi đã là… thầy thuốc rồi, rất tuyệt vời!

“Tại sao mình không theo học ngành Y, sau này có thể có cơ hội giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh thương tâm?”

“Tại sao mình không theo học ngành Y, sau này có thể có cơ hội giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh thương tâm?”

Cảm nhận của bác sĩ Khánh thế nào về tình trạng bệnh tật, đau khổ của bệnh nhân, đặc biệt ở những bệnh viện hàng đầu như BV Việt Đức?

Công tác ở BV Việt Đức, trực tiếp khám và cấp cứu, phẫu thuật cũng như chứng kiến rất nhiều mảnh đời phải ra đi vì bệnh tật, đau ốm, tai nạn… Điều tôi cảm nhận rõ ràng và cũng ám ảnh nhất đó chính là cuộc đời mỗi chúng ta rất mỏng manh, hôm nay có thể đang rất rực rõ, tràn ngập niềm tin yêu hy vọng, ngày mai chỉ vì bệnh tật, tai nạn… mà cả tương lai, bầu trời như sụp đổ trước mặt.

Bài liên quan

Tôi đã từng chứng kiến một người thầy giáo rất cao to, tầm chỉ 25 tuổi, dạy môn thể dục ở một trường cấp 3 miền núi, thầy vừa ra trường và được nhận về trường đó, thầy đã có người yêu chuẩn bị cưới, tương lai của thầy thật sáng… Rồi thầy bị tai nạn, cướp đi của thầy một chân. Lúc vào bệnh viện qua đánh giá, các bác sĩ biết rằng không thể cứu lại được, quyết định phẫu thuật cắt cụt chân cho thầy được đưa ra. Tôi là người phải nhận trách nhiệm đến bên thầy để thông báo cho thầy thông tin đó. Quá khủng khiếp, khủng khiếp cho cả thầy, cho cả bác sĩ.

Tôi luôn mong muốn nói lên rằng, cuộc sống rất đáng được nâng niu trân trọng, mỗi phút giây ta được sống là mỗi phút giây đang quý, xin mỗi người hãy tận hưởng nó.

Tôi luôn mong muốn nói lên rằng, cuộc sống rất đáng được nâng niu trân trọng, mỗi phút giây ta được sống là mỗi phút giây đang quý, xin mỗi người hãy tận hưởng nó.

Một lần khác, tôi đón tiếp một doanh nhân rất thành đạt ở phố cổ Hà Nội đến khám vì bác ấy cảm thấy hơi mệt mỏi. Kết quả nội soi thông báo bác có khối U rất to ở dạ dày, và tiên lượng bệnh tình của bác đã ở giai đoạn muộn. Bác bị sốc, ngay đêm hôm đó bác bị stress nặng, khối u chảy máu ồ ạt phải vào Việt Đức mổ cấp cứu cả đêm. Bác hôn mê nằm hồi sức hơn 1 tháng, ngày ra viện thân thể bác gầy rộc không ai nhận ra, bác sống thêm được 6 tháng.

Ai có ở bệnh viện mới chứng kiến được những điều khủng khiếp như vậy… Vậy nên tôi luôn mong muốn nói lên rằng, cuộc sống rất đáng được nâng niu trân trọng, mỗi phút giây ta được sống là mỗi phút giây đang quý, xin mỗi người hãy tận hưởng nó. Và thêm nữa, thân thể của mỗi chúng ta vô cùng đáng giá, xin mỗi người hãy biết quý trọng giữ gìn, vì đó là những gì tinh tuý nhất cha mẹ ta để lại cho ta.

Quan niệm cứu người, giúp đời, làm lương y trong cuộc sống thị trường, làm sao để giữ gìn phẩm giá của người bác sĩ?

Thật ra các bác sĩ đều không suy nghĩ nhiều về việc làm lương y trong thời đại nào cả, dù ở môi trường đất nước nào đi nữa, người thầy thuốc vẫn luôn là người thầy thuốc, chữa bệnh giúp người. Với riêng cá nhân, tôi luôn tâm niệm làm người thầy thuốc có hai điều cần luôn khắc ghi, và xem nó như hai đường ray giúp con tàu đi đúng hướng, đó là Y và Đức.

Tôi luôn tâm niệm làm người thầy thuốc có hai điều cần luôn khắc ghi, và xem nó như hai đường ray giúp con tàu đi đúng hướng, đó là Y và Đức.

Tôi luôn tâm niệm làm người thầy thuốc có hai điều cần luôn khắc ghi, và xem nó như hai đường ray giúp con tàu đi đúng hướng, đó là Y và Đức.

Y đó là y thuật, là chuyên môn. Làm bác sĩ “sửa chữa” cho con người, cho một “đối tượng” vô cùng đặc biệt, vậy nên đòi hỏi đầu tiên cần có đó là chuyên môn, là trí tuệ. Mọi sai sót trên máy móc chúng ta đều có thể có cơ hội sửa chữa thêm nhiều lần nữa, những với con người, mọi sai sót sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của bệnh nhân. Vô cùng đáng tiếc và ân hận.

Đức đó là Đức độ, nếu ai đó chọn nghề Y vì kinh tế, tôi thực sự lấy làm đáng tiếc cho người đó. Người bệnh luôn mang trong mình nỗi lo lắng, bi quan, thậm chí là tuyệt vọng, và chính bác sĩ là niềm tin, là nơi chốn bình yên để bệnh nhân tìm về, gửi gắm. Vậy nên khi trái tim ta ấm áp, tâm hồn ta thấu cảm chia sẻ, điều kỳ diệu sẽ xảy đến.

Bác sĩ Khánh có tin vào nhân quả, Phật pháp hay tin vào những lẽ vô thường, thành trụ hoại không hay không? Vì sao?

Tôi luôn tin vào Nhân-quả, vì với tôi, đó là chân lý của cuộc sống này. Khi ta trao đi niềm vui, mang đến niềm tin hy vọng cho người khác, chính ta đã có được niềm vui. Tôi luôn lấy Nhân-quả để “răn dạy” mình trên con đường mình đi, trong những tình huống khám chữa bệnh cứu người.

Tôi luôn lấy Nhân-quả để “răn dạy” mình trên con đường mình đi, trong những tình huống khám chữa bệnh cứu người.

Tôi luôn lấy Nhân-quả để “răn dạy” mình trên con đường mình đi, trong những tình huống khám chữa bệnh cứu người.

Và cứ mỗi cuối ngày, khi trở về ngôi nhà nhỏ ấm áp, sau tiếng bấm chuông cửa, hai thiên thần bé nhỏ chạy ra ôm chầm lấy bố, tranh nhau hôn lên má bố, đó chính là điều hạnh phúc nhất tôi đã và đang nhận lại được trong cuộc đời này. Có cần mong mỏi điều gì lớn lao hơn làm gì, phải không anh chị?!

Xin chân thành cảm ơn bác sĩ. Chúc bác sĩ và gia đình một năm mới an lạc, tinh tấn!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm