Nhận thức về “vị đạo sĩ chữa được mọi chứng bệnh”
Chỉ duy nhất người chữa bệnh cho mình là chính mình. Đừng mong một bác sĩ giỏi nào, một thầy Đông Y nào chữa bệnh cho mình. Đừng ngộ nhận nữa.
Hành trình về phương Đông là quyển sách gối đầu cho tất cả những người có chút ít niềm tin về những huyền thuật phương đông. Đặc biệt với nhiều phái thiền chữa bệnh mà Trường Sinh Học Dưỡng Sinh (TSH DS) là đại diện. Gần như tất cả môn sinh lên đến cấp 4 đều biết đến (từ sự giới thiệu của Thầy M.) và tìm cho bằng được trên tất cả các hiệu sách củ, sách mới.
Quyển sách giới thiệu về chuyến khảo cứu thực tế của “...Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh (HKHHG) được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền thuật, những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chúng kiến nhiều pháp luật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo...của nhiều pháp sư, đạo sĩ...họ được tiếp xúc với những vị thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết...”.
Ấn Độ, là nơi khai sinh Đạo Phật từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước. Trước khi Đức Phật xuất hiện thì những huyền thuật, yoga đã có từ lâu đời. Sau khi Đức Phật xuất hiện, thành đạo và thuyết giảng thì gần như tất cả những ma thuật, huyền thuật tạm lắng xuống nhường chỗ. Và Đức Phật vừa trở thành là vị thánh tăng uyên bác, gần gủi với mọi tầng lớp nhưng đồng thời vừa là kẻ thù của các bậc đạo sĩ, pháp sư. Nhiều vụ mưu toạn giết ngài, lén lút lăn đá, xua voi dữ để tiêu diệt...Sau khoảng nửa thế kỷ thời Đức Phật và tăng đoàn tuyên thuyết về đời sống nhân bản nhân quả, đạo đức làm người, làm thánh trong xã hội phân tầng giai cấp rất mạnh mẽ, dữ dội. Thời kỳ của sự bao dung, vị tha theo tư tưởng Đức Phật và các thánh tăng chưa kịp ngấm sâu vào các tầng lớp xã hội thì tất cả lại chìm vào sự lũng đoạn của các thầy phù thủy, của các thầy yoga và Đạo Bà-la-môn sau khi Phật viên tịch.
Đạo Phật hoàn toàn biến mất ngay chính nơi được sinh ra khi bắt đầu phân chia hai bộ phái chính và đi về hai hướng Bắc-Nam Ấn Độ.
Do không định “giới thiệu” quyển sách đến các bạn nên tôi không điểm qua tất cả các chương sách rất nhiều “pha” được HKHHG đánh giá là huyền bí, siêu nhiên, cần được thế giới, các nhà khoa học nghiệm xét. Điểm quan trọng cần lưu ý các bạn là quyển sách đã hấp dẫn mọi người, mọi giới trên thế giới “đổ xô về phương Đông” và hàng loạt những sách về “tinh thần phương Đông”. Các bạn có thể tùy thích, theo đường link mà đọc và cảm nhận: VỊ ĐẠO SĨ CHỮA MỌI CHỨNG BỆNH.
Trong phần này, tôi chỉ muốn nói đến một chương trong quyển sách mà tôi cho rằng nó là “vàng trong cát”, nó bị lẫn vào đấy giữa những siêu nhiên thần bí, huyền thoại. Đó là chương VI: Vị đạo sĩ có thể chữa mọi thứ bệnh
Theo cách trình bày trong quyển sách, người đọc cũng dễ dàng nhận ra lối trị bệnh khác người có vẽ như một thứ quyền năng nào đó, một sự siêu phàm, kỳ diệu.
Ngay dòng đầu đã giới thiệu về ngài Ram Gopal Mukundar là một “đạo sĩ” nổi tiếng có thể chữa tất cả mọi loại bệnh. Ông thành lập một đạo viên ở ngoại ô Rishikesh với rất đông môn đệ.
“...Qua sự giới thiệu của bác sĩ Kavir, ông bằng lòng tiếp xúc với phái đoàn. Ram Gopal có một thân thể cực kỳ tráng kiện trông như một lực sĩ, bước đi của ông vững chắc và uyển chuyển như một mãnh hổ. Giọng nói của ông hùng tráng như một tiếng cồng. Hàng ngày, ông dành riêng một thời gian để tiếp xúc với bệnh nhân. Ông yêu cầu phái đoàn ngồi đó xem ông trị bệnh. Bệnh nhân gồm đủ hạng người, từ các bậc thượng lưu, quý phái ngồi trên kiệu đến các loại bình dân nghèo đói, lê lết. Họ mang đủ thứ bệnh từ các loại bất trị như ung thư, cùi hủi đến các chứng đau tim, phong thấp, tiểu đường v.v...”
Bác sĩ Kavir cũng phải thừa nhận tài năng của Ram Gopal, nhiều thứ bệnh mà ngành y bó tay. Đặc biệt là tuyệt nhiên không dùng bất cứ viên thuốc nào.
"Bệnh tật là kết quả của những gì trái với thiên nhiên. Sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh. Con người bẩm sinh đều khỏe mạnh, họ mắc bệnh vì các thói quen, các lối sống không hợp tự nhiên rồi theo thời gian tiêm nhiễm vào cơ thể làm suy nhược. Khi bệnh mới phát ra, con người ỷ lại vào thuốc men các phát minh khoa học. Tiếc thay, lối này chỉ có thể tạm thời cầm giữ bệnh tật cho nó không phát lên chứ không trừ tuyệt căn. Y khoa Tây Phương chỉ ngăn chặn bệnh tật không làm nguy đến tính mạng được một thời gian rồi sau đó cũng bó tay.
“...Muốn trừ bệnh hoàn toàn chỉ có một cách duy nhất là cương quyết trừ tuyệt gốc và người duy nhất có thể chữa được là "chính mình" mà thôi, ngoài ra không có ai khác. Một khi bệnh nhân ý thức được điều này, nhất định theo đuổi cách trị đến cùng thì hầu như bệnh gì cũng có thể chữa khỏi...”
Xin các bạn lưu ý đoạn trên. Chỉ duy nhất người chữa bệnh cho mình là chính mình. Đừng mong một bác sĩ giỏi nào, một thầy Đông Y nào chữa bệnh cho mình. Đừng ngộ nhận nữa. Trong một đoạn đối thoại với Giáo sư Mortimer, Ram khẳng định phương pháp chữa bệnh của ông không do ông mà do “người bệnh” có quyết tâm chưa bệnh hay không. Và câu hỏi của vị giáo sư “Ông muốn nói y phải trở nên một tu sĩ hay sao?”
"Không phải thế, đây không phải là một đạo viện có tính cách tôn giáo. Tôi không bao giờ bắt buộc ai phải học giáo lý, tin tưởng một giáo điều, nghi thức hay sùng kính một đấng vô hình nào hết. Ðạo viện (Ashram) này chỉ có mục đích chữa bệnh. Ðiều tôi muốn thực hiện là để bệnh nhân phải rời bỏ cái nếp sống cũ, cái hoàn cảnh, nguyên nhân đã khiến y mắc phải căn bệnh đó. Lo nghĩ, phiền não, dinh dưỡng không đúng cách là nguyên nhân chính của hầu hết các thứ bệnh. Phải dẹp bỏ, dứt sạch tất cả cho tâm hồn thật thảnh thơi, thoải mái rồi mới có thể chữa trị được. Ðó là điều kiện quan trọng nhất của phương pháp này."
Chương sách còn khá dài, nhưng tôi chỉ trích bấy nhiêu để phân tích, để đãi “vàng trong cát”.
“...Sự xả ly, dứt bỏ tất cả là bước đầu để trở lại cái tinh thần nguyên thuỷ, nó là điều kiện cần thiết để dứt căn bệnh trầm kha của loài người...”. Tinh thần nguyên thủy là gì nếu không phải là những điều mà Đức Phật đã để lại.
Đầu đề chương VI. Vị đạo sĩ có thể chữa mọi thứ bệnh. Ngay đầu đề người đọc có thể thấy điểm sáng nổi bật trong tập sách. Một vị đạo sĩ có thể chữa Tất cả mọi thứ bệnh? Có ai nghi ngờ cứ tìm đọc sẽ rõ. Điều đó là có thật bằng những dẫn chứng đầy đủ và thật khoa học trong tập sách. Nhưng cái khoa học ấy giống như điểm sáng trong văn học “Hiện thực huyền ảo” bởi nó nằm trong sự ảo diệu, mơ hồ, thậm chí trừu tượng, mê tín nữa.
Không cần đến độ dày, đến dung lượng. Theo tôi, chỉ riêng chương VI nên tách hẳn thành quyển sách khác để nó được đọc kỹ hơn, thấm thía hơn. Điều quan trọng là nó sẽ được hiểu đúng với giá trị thực của nó, dù thực tế, chính tác giả có thể cũng không biết là có vàng trong mớ quặng vừa khai thác. Lâu nay ta cứ quen để tình trạng lập lờ đánh lận con đen, dù ai lờ mờ nhận ra cũng không dám lên tiếng vì e sợ lời nguyền “đầu bể thành bảy mảnh”. Không ai thấy rằng đó cũng là trách nhiệm, là cách mà ta thọ trì pháp tứ chánh cần: Ngăn ác , diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện.
Đọc toàn bộ chương sách sẽ thấy đó là những điều nằm trong giáo trình tâm vô học lậu mà Đức Phật đã truyền dạy. Nó thất truyền từ sau thời kỳ tăng đoàn vĩnh viễn rời xa cõi thế, khi mà qua ba lần kết tập, kinh điển đã thành tam sao thất bổn. Chùa chiền mọc lên khắp nơi trên thế giới với quá nhiều hệ phái, quá nhiều pháp môn.
“...đây không phải là một đạo viện có tính cách tôn giáo. Tôi không bao giờ bắt buộc ai phải học giáo lý, tin tưởng một giáo điều, nghi thức hay sùng kính một đấng vô hình nào hết...”
Đó là khởi điểm mà Đức Phật đi tìm con đường giải thoát. Ngài không dựng lên một giáo phái, một tôn giáo để mọi người tôn thờ bái lạy, cầu khấn van xin như những gì mà mình chứng kiến. Thực sự kể cả tôn giáo cũng chẳng giúp gì cho con người để đi qua cuộc đời đầy nước mắt. “Nước mắt chúng sinh nhiều như nước biển".
Sau khi rời xa cả hai vị thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputa cho dù cả hai đều khẩn khoản mong người ở lại để “cùng chăm sóc cho hội chúng”. Những vị thầy cũng là những con người đang chìm đắm trong u mê quyền thuật, trong pháp thuật thần thông, cao siêu.
Đọc toàn bộ quyển sách, ta có thể thấy nó giống như tình trạng của Phật giáo thế giới đương thời, nó có tất cả, pha trộn tất cả từ quyền năng siêu nhiên, ma mị mê tín đến thần thông pháp thuật và lọt thỏm trong ấy, cái thỏi vàng bị vùi lấp trong mớ hổn độn.
“...Bệnh nhân gồm đủ hạng người, từ các bậc thượng lưu, quý phái ngồi trên kiệu đến các loại bình dân nghèo đói, lê lết. Họ mang đủ thứ bệnh từ các loại bất trị như ung thư, cùi hủi đến các chứng đau tim, phong thấp, tiểu đường...”. Mới nghe qua có vẽ như một thứ pháp thuật huyền bí. Nhưng hoàn toàn không. Đó là một pháp chữa bệnh mà Đức Phật đã truyền dạy nhưng hoàn toàn bị vùi lấp vào muôn thứ huyền bí mơ hồ ảo tưởng khác.
Khi bạn đã vượt qua năm bộc lưu, năm ngon thác dục, hữu, kiến, vô minh, ái đã nhập được sơ Thiền đó là một bệnh nhân đã hoàn thành khóa chữa bệnh của Ram Gopal. Ram Gopal không biến người bệnh thành tu sĩ. Ông chỉ chữa bệnh thôi “...đây không phải là một đạo viện có tính cách tôn giáo. Tôi không bao giờ bắt buộc ai phải học giáo lý, tin tưởng một giáo điều, nghi thức hay sùng kính một đấng vô hình nào hết...”.
Như đã nói, Đức Phật đâu có ý định xây dựng giáo phái, xây dựng giáo thuyết, tôn giáo gì. Ngài chỉ tìm con đường vượt qua 4 nỗi khổ kiếp người sinh, lão, bệnh, tử. Nhưng các vị thầy mà người đã học không có những điều đó. Họ là những người xây dựng giáo phái, xây dựng tôn giáo. Và khi đã chứng đắc, đã tìm ra được hướng đi để thoát 4 nỗi khổ đó người truyền đạt lại bằng thứ ngôn ngữ thuần chất, dung dị. Nhưng rất tiếc, sự thuần chất, dung dị đó bị trộn “vàng với thau, kim cương với bùn đất” để cho ra đời thứ Phật giáo thế giới như ngày nay.
Cứ đọc lại thật kỹ chương VI của “Hành trình về Phương Đông” bạn sẽ nhận ra sự khác biệt đó giống như sự khác biệt trong giáo lý mà người ta cứ cho rằng “Đức Phật đã giảng như thế”. Vị đạo sĩ Ram Gopal có thể đã học lại được pháp chữa bệnh của Đức Phật, cái giới (luật) từ đâu đó có thể từ truyền thống gia đình hay học lõm cũng được đi. Những người đã hoàn thành chặng đường an dưỡng ở Ashram tức đã nhập được sơ thiền, chứng quả Nhất Lai như 320 tì kheo trong tăng đoàn Đức Phật. Nhưng họ có tu hành gì đâu. Họ chẳng phải tụng kinh cầu siêu, cầu an, tụng chú Adi đà, hành trì Mật Tông...Giống như Einstein đã học và vẫn chỉ là... nhà khoa học cho đến khi đi qua cuộc đời này. Và xin lưu ý Nhất Lai là quả trong Kinh Bát Thành có nói đến. Chỉ cần vậy thôi là giải thoát. Đơn giản Đức Phật có phải nhà khoa học không? Không. Ông là bậc thầy của những bậc thầy...của những nhà khoa học.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Con người và sự nghiệp giáo dục của Đức Phật
Sách Phật giáo 16:32 20/11/2024Phật pháp là những giáo lý cao cả mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại cho chúng ta đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và những bài học vô cùng sâu sắc cho nhân thế.
Vì sao nên đọc "Logic học Phật giáo"?
Sách Phật giáo 16:23 16/11/2024Đại đức Thích Vạn Lợi, đại diện Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm - đơn vị liên kết NXB Dân trí ấn hành cuốn sách "Logic học Phật giáo" cho biết đây là một nội dung lớn trong hệ thống triết học Phật giáo.
Nhà sư Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche ra mắt sách "Độc hành"
Sách Phật giáo 21:01 14/11/2024Nhà sư và học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche chia sẻ trong buổi ra mắt cuốn sách "Độc hành" và triển lãm cùng tên với các bức ảnh ông chụp, sáng 14/11 tại Hà Nội.
"Đường xưa mây trắng" giúp diễn viên Trương Ngọc Ánh tìm được bình yên
Sách Phật giáo 10:56 13/11/2024Trương Ngọc Ánh kể khi ly hôn, chị chơi vơi. Thông điệp cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư Nhất Hạnh giúp chị tìm được bình yên trong lòng.
Xem thêm