Chuyện nhà sư Minh Không chữa “bệnh hoá hổ” cho vua Lý Thần Tông
Vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, lông lá mọc khắp cơ thể, cuồng loạn, gầm thét như hổ suốt ngày. Thiền sư Nguyễn Minh Không đã chữa khỏi bệnh mà nhân gian gọi là "hóa hổ" cho vua.
Thiền sư Nguyễn Minh Không (1065-1144), là vị cao tăng nổi tiếng của triều đại nhà Lý. Ông được xem là người sáng lập nhiều ngôi chùa nhất ở nước ta và được tôn vinh là ông tổ nghề đúc đồng. Cùng với Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, ông là một trong những nhân vật lịch sử được tôn sùng làm “Đức thánh Nguyễn”.
Tương truyền, lúc 21 tuổi, vua Lý Thần Tông mắc chứng bệnh lạ, lông lá mọc khắp cơ thể, cuồng loạn, gầm thét như hổ suốt ngày. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt vua trong đó.
Nguyễn Minh Không - vị quốc sư danh y 'khổng lồ'
Các danh y được mời đến chữa nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Triều đình phải cho người đi tìm thầy thuốc khắp nơi. Khi đó, có đứa bé ở Chân Định hát rằng:
“Bổng bồng bông, tập tầm vông
Ở làng Điềm Xá, có Nguyễn Minh Không
Chữa được bệnh cho đức Thần Tông.”
Khi sư được mời đến triều, nhiều pháp sư khác cũng đang ở trong điện làm phép chữa bệnh cho vua. Họ thấy Minh Không ăn mặc quê mùa nên khinh thường, không thèm chào hỏi.Nhà sư liền thò tay vào túi, lấy ra chiếc đinh dài đóng sâu vào cột. Ông nói “ai nhổ được cái đinh này ra hãy nói chuyện chữa bệnh”, nhưng chẳng ai dám trả lời.
Khi được đem vào gặp vua, sư Minh Không lớn tiếng hỏi: “Kẻ đại trượng phu được tôn lên làm thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?”. Vua run sợ không dám kêu nữa. Sư Minh Không sai người lấy cái vạc lớn, đựng nước nấu sôi cả trăm lần, nhà sư dùng tay không tắm cho vua. Sau đó, bệnh vua thuyên giảm, ít lâu sau thì khỏi hẳn.
Sau khi khỏi bệnh, vua cảm phục tài năng của sư Minh Không, đồng thời cũng là để tạ ơn cứu mạng, Lý Thần Tông đã cho sư đổi từ họ Nguyễn sang họ Lý và phong làm Quốc sư.
Xét theo khoa học hiện nay, vua Lý Thần Tông có thể mắc bệnh rậm lông, tên khoa học là Hypertrichosis (còn gọi bệnh người sói, bệnh ma sói, hội chứng người sói).
Đây là loại bệnh do sự phát triển bất thường râu, tóc ở các khu vực trên cơ thể. Có hai dạng của bệnh là tổng quát (lông và tóc mọc trên toàn bộ cơ thể) và cục bộ (lông, tóc chỉ xuất hiện ở vùng da nào đó trên cơ thể).
Trước căn bệnh lạ, thiền sư Minh Không đã dùng kim châm cứu, cùng các loại thảo dược nấu thành nước tắm, nhờ đó nhà vua từ từ khỏi bệnh. Hiện nay, vùng đồi núi ở Gia Sinh, Gia Viễn (Ninh Bình) còn có làng Sinh Dược, nơi Lý Quốc Sư dùng cây thuốc ở đây chữa bệnh nan y cho vua Lý Thần Tông.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm