Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 24/04/2023, 10:17 AM

Thí dụ Thầy thuốc chữa bệnh cho con

Pháp Hoa cửu dụ bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.

Thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con là một trong chín thí dụ của kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Thí dụ này nói lên ông thầy thuốc giỏi chữa được nhiều bệnh, lại có nhiều con. Khi có việc xa phải đi lâu ngày, các con ở nhà uống lầm thuốc độc làm mất bản tâm; xa thấy cha về quỳ lạy, cầu xin thương xót cứu hộ. Nhìn thấy bệnh trạng, ông biết cách chữa, nhưng khi đưa thuốc thì không chịu uống. Ông bèn tự nghĩ những đứa con này muốn được khỏi bệnh, nhưng sợ thuốc đắng nên mới bảo chúng: Ta nay có việc lại phải đi xa, nếu con uống thuốc thì khỏi bệnh hoạn. Nói xong, ông liền bỏ đi, rồi lâu sau đó cho người về báo ông đã từ trần, các con nghe tin rất đỗi kinh hoàng, bèn lấy thuốc cũ đem ra sử dụng, liền được khỏe mạnh. Bấy giờ, người cha hiện thân trở lại mà bảo các con: Cha thật thường còn, không bao giờ chết. 

Ông thầy thuốc giỏi không ai khác mà chính là Đức Phật, chúng sanh là các con của Ngài. Do chúng sanh bị vô minh, vọng kiến ngăn che nên sanh các tánh ham muốn khác nhau, tạo tội sai biệt mà cứ mãi trầm luân trong biển sanh tử ví như những người con uống lầm thuốc độc làm mất bản tâm. Hiểu thêm bước nữa, tu sai pháp cũng như uống lầm thuốc độc. Tôn thờ ác quỷ, tu theo phù thủy, kết bạn với ma, mê tín tà đạo, ép xác khổ hạnh, sống quá buông thả… đều khiến cho thân ngày càng suy nhược, dễ sanh ra bệnh tật và cũng khiến cho tâm trở nên ám độn, điên đảo, mộng tưởng. Hay dương dương tự đắc với pháp môn mình mà khinh chê pháp môn khác hay thấy mình tu tập đã lâu mà thấy Phật tử khác mới bắt đầu rồi sanh tâm khinh thường…Đó là ta tuy đã xả ngã thế gian mà lại có thêm cái ngã trong đạo. Đây cũng là đã uống lầm thuốc độc. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sống trong cõi Ta Bà ảo mộng, phù hoa khiến cho chúng sanh tham đắm trong tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, quyền lực, ăn mặc, ngủ nghỉ… đồng thời mộng tưởng cho rằng mọi thứ đều trường tồn, vĩnh cửu. Khi có được một chút sắc đẹp, tiền tài, danh lợi… mà tự cho là đủ rồi sanh tâm kiêu căng, khinh thường với người không được như mình. Đồng thời, ghen ghét và đố kị với những ai tài giỏi và thành công hơn mình. Đến khi bánh xe vô thường nghiền nát tất cả thì khiến ta đau đớn, tuyệt vọng và khổ sở. 

Đa số chúng ta khổ rồi mới tu còn sướng quá thì chỉ nghĩ vui hưởng dục lạc. Đến khi hết phước thì đau đớn, khổ sở vô cùng như bị rơi vào vực sâu vạn trượng không lối thoát. Lúc này mới vỡ lẽ đời là ảo mộng mà bấy lâu nay ta đã tranh giành, hơn thua, phải trái. Rồi lúc này mới đi tìm lại con người thiện lành, tốt bụng và tự tại của chính mình lúc trước hay đi tìm cái chốn bình yên, hạnh phúc mà ta có thể nương tựa. 

Giống như hình ảnh những đứa con uống lầm thuốc độc, xa thấy cha về quỳ lạy, cầu xin thương xót cứu hộ. Đó chính là ta đi tìm Đức Phật bên ngoài để đối trị với tâm đầy phiền não, trần lao và nghiệp chướng của ta. Muốn thoát ra khỏi sanh tử đau đớn, khổ sở vô cùng mà chúng sanh lại sợ khổ công tu tập giáo pháp của Đức Phật. Ví như những đứa con uống lầm thuốc độc muốn được hết bệnh nhưng lại sợ thuốc đắng. Đồng thời, nghĩ rằng có người cha tài giỏi sẽ luôn cứu mình nên cứ từ từ không có việc gì phải vội. Như tâm thế ỷ lại của chúng sanh nghĩ rằng Đức Phật là đấng toàn năng, luôn che chở họ nên không cần khổ nhọc tu theo giáo pháp. Đó chính là sai lầm mà chúng sanh mắc phải. Đức Phật chỉ là người hướng dẫn cho ta để đi đến giác ngộ và giải thoát. Đi hay không là do ta quyết định, Ngài không thể đi giùm ta được. Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng là thế. 

Để cho những đứa con mình uống thuốc, người cha bèn nghĩ cách đó là ông liền bỏ đi, rồi lâu sau đó cho người về báo ông đã từ trần giống như Đức Phật thị hiện nhập Niết Bàn. Ngài nhập Niết Bàn làm cho chúng sanh bàng hoàng, lo sợ. Vì bấy lâu nay ỷ lại có người cha sẽ luôn cứu mình thoát khỏi luân hồi sanh tử, giờ cha mất rồi thì ai sẽ cứu mình đây. Như khi có đồ quý lại không trân trọng mà đến khi đánh mất lại nuối tiếc. Lúc này chúng sanh mong cầu khát ngưỡng gặp Ngài. Do trải qua vô lượng kiếp thì mới có một vị Phật ra đời giáo hóa độ sanh nên việc gặp được Phật rất là khó nên phải cố gắng tiến tu. Đến đây giáo pháp của Ngài được chúng sanh đem ra sử dụng và dần dần đạt được an lạc, giác ngộ, giải thoát như những người con lấy thuốc cũ đem ra sử dụng, liền được khỏe mạnh.

Điều cốt lõi là tu tâm mới là quan trọng còn tu thân chỉ là phương tiện để hướng cho tâm ta tu theo. Tức nương vào con người sanh diệt của Phật (Sanh thân Phật hay Đức Phật bên ngoài) mà ta tu và vượt qua cái sống chết bình thường ấy để nhận ra con người vô tận vô cùng và sống với Phật hằng hữu (Pháp thân Phật hay Đức Phật bên trong). Điều này được thể hiện qua hình ảnh người cha cho người báo là đã từ trần và sau khi con mình đã hết bệnh hoạn thì người cha hiện thân trở về. 

Phật tử chúng ta không chỉ nên khen thuốc quý mà còn phải sử dụng thuốc thì tâm chúng ta mới sáng lần ra được. Còn chỉ khen mà không chịu sử dụng thuốc thì suốt đời cũng không thể nào mà hết bệnh được. Cầu mong chúng sanh sớm sử dụng thuốc của Như Lai để phước đức và trí tuệ tăng trưởng. Từ đó làm nền tảng giúp cho Đức Phật bên trong chính chúng ta lần lần sáng ra. 

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Nguyễn Minh Nhựt; địa chỉ: xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. HCM.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thư gửi Thế Tôn: “Dù thế nào, con vẫn vững bước đi trên đường này”

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:16 28/04/2024

Con biết là “một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm”, “sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương”.

Thí dụ bảo châu trong áo

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:37 11/05/2023

Pháp Hoa cửu dụ bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.

Lá thư gửi chính tôi ở tương lai

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:15 11/05/2023

Bản thân yêu quý! Thời gian gần đây tớ đã nhận phải rất nhiều phiền não từ chính gia đình nhỏ của mình. Tớ vớ phải một anh chồng gia trưởng, vũ phu. Tớ đi làm bị người khác bắt nạt. Tớ về nhà công việc chất đống. Thu nhập tớ không đủ trang trải cho gia đình nhỏ của mình.

Hạnh Di Lặc

Đạo Phật trong trái tim tôi 08:29 11/05/2023

Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi.

Xem thêm