“Nhiều địa phương muốn cân đo, đong đếm di tích, phải sinh lời”
Theo ý kiến của TT Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng ban Trị sự GHPG VN tỉnh Quảng Ninh: Cùng với việc trùng tu, tôn tạo các ngôi chùa, các điểm du lịch tâm linh, thì chúng ta phải có ý thức trong việc phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa. Dưới đây là lược thuật bài PV TT. từ nguồn Báo Thanh Tra.
Vào chùa phải tạo cho con người cảm giác thanh tịnh nhất, tránh thương mại hóa cân đo đong đếm di tích
Khi trả lời câu hỏi về "Giá trị văn hóa phi vật thể được lưu giữ ở Yên Tử như thế nào khi Yên Tử được coi là Kinh đô Phật giáo của cả nước", Thượng tọa Thích Đạo Hiển đã chia sẻ:
"Chúng tôi luôn trăn trở với những băn khoăn đó của du khách nên thời gian qua, Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh đã tập trung xây dựng Cung Trúc Lâm dưới chân Yên Tử.
Đây là công trình được đầu tư gần 400 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 hoàn thành với tổng số vốn gần 200 tỷ đồng. Số tiền từ nguồn công đức được tích cóp trong nhiều năm do thập phương tín thí và các doanh nghiệp tài trợ.
Thượng tọa cũng chia sẻ về việc bất cập khi thu phí vãn cảnh Yên Tử, khi du khách so sánh: Cũng trên địa bàn TP Uông Bí, nếu chùa Ba Vàng người dân không phải bỏ ra bất cứ một thứ tiền gì khi đi lễ, thì để lên tới chùa Đồng Yên Tử, người dân phải mất ít nhất trên 500 ngàn đồng/người (gồm vé cáp treo, vé tham quan, xe điện, vé gửi xe), theo Thượng tọa:
"Nhà chùa đã phản ánh với cấp trên chính quyền. Chúng tôi rất thương các Phật tử nghèo, không có điều kiện, mà họ phải chịu nhiều khoản tiền khi đi lễ. Tôi cho rằng, vào chùa phải tạo cho con người cảm giác thanh tịnh nhất. Chùa là chốn tôn nghiêm, thanh tịnh tu hành thì phải giữ cho trang nghiêm.
Đặc biệt với Danh thắng Yên Tử cần tránh việc thương mại hóa vì nó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của di tích. Còn nói về Tín ngưỡng Tôn giáo thì di tích luôn luôn lưu giữ những giá trị không thể cân đo, đong đếm.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều địa phương đang có chủ trương muốn cân đo, đong đếm di tích, di tích phải sinh lời, phải kiếm ra tiền…
Điều đó là không đúng với các giá trị vốn có. Bởi nếu chỉ chú tâm vào lợi nhuận sẽ làm cho những không gian văn hóa mất đi những giá trị tốt đẹp của nó. Thậm chí những tác động này còn ảnh hưởng đến các hành vi, ứng xử văn hóa của người dân khi tham gia các hoạt động."
Chính vì điều này, các cơ quan quản lý cần có những định hướng rõ ràng để cho người dân nhìn vào đó mà làm theo. Từ đó dần dần những hành vi ấy sẽ thay đổi. Còn nếu khi đến di tích mà ai cũng thấy nó như cái chợ sẽ sinh ra văn hóa ứng xử của những người đi chợ. Thậm chí còn tạo ra những hệ lụy trong cách sống, quan điểm của những người trẻ khi đến với các lễ hội.
Thực hư chuyện tiền công đức
Trả lời thắc mắc của nhà báo về thực hư tiền công đức của Yên Tử, TT. Thích Đạo Hiển cho biết: "Từ năm 2004 đến nay, toàn bộ công tác trùng tu, tôn tạo Yên Tử 100% là do Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh tiến hành, trong đó, nguồn kinh phí lấy từ nguồn thu công đức, xã hội hóa của nhân dân để trùng tu, xây dựng.
Chùa Đồng, Yên Tử được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2006 do Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh xây dựngTiền công đức thu được tại danh thắng Yên Tử rất công khai. Vì khi mở hòm công đức có sự tham gia của 3 bên, trong đó có các thầy của Ban Trị sự bên cạnh sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, Ban quản lý Di tích, Phòng Tài chính, Công an.
Sau khi mở khóa thu được bao nhiêu đôi bên đều biết, xong rồi các thầy gửi kho bạc, làm cái gì thì khi giải ngân đều có hóa đơn, chứng từ rõ ràng.
Tuy nhiên, số tiền để trùng tu tôn tạo và số tiền thu được chênh lệch nhau rất nhiều. Việc xây dựng các công trình thậm chí có những lúc các thầy phải đi vay ngân hàng để trả tiền công cho thợ.
Ví dụ như năm 2018 khi xây dựng, trùng tu hết hơn 200 tỷ đồng, nhưng tiền công đức cả năm chỉ là 14 tỷ đồng. Chính vì vậy các thầy cũng phải kêu gọi cả các Phật tử ở Hà Nội hay Hạ Long trợ giúp. Như vậy để khẳng định lại số tiền đầu tư cho việc trùng tu chùa, xây dựng là rất lớn chứ không phải chỉ dựa nhờ vào nguồn tiền công đức, giọt dầu.
Ngoài ra, còn một số tiền rất lớn nữa là để dùng vào mục đích từ thiện. Riêng tiền từ thiện nhân đạo thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh một năm đã hàng tỷ đồng rồi. Xây dựng hàng chục ngôi nhà tình nghĩa cho người dân; quyên góp hàng tỷ đồng ủng hộ xây dựng điện lưới ra đảo Cô Tô; giải phóng lăng mộ để làm sân bay Vân Đồn; ủng hộ đồng bào lũ lụt thiên tai năm 2015…
Tổ chức thành công đại lễ Vesak năm 2008; tổ chức Đại lễ lớn ngày Phật hoàng nhập niết bàn 700 năm, 705 năm, 710 năm; khai hội Xuân Yên Tử..
Chưa kể, nguồn kinh phí còn sử dụng vào việc duy trì đời sống của tăng ni. Ở đây không chỉ dùng vào việc ăn uống mà còn sử dụng vào việc đào tạo, học tập cho tăng ni. Chưa kể vào mùa lễ hội thì các thầy cũng cần phải thuê một đội ngũ bảo vệ, trông coi chùa.
10 năm qua, bằng nguồn vốn xã hội hóa lên đến hàng trăm tỷ đồng, Ban trị sự Phật giáo tỉnh đã trùng tu tôn tạo các ngôi chùa: Vân Tiêu, Bảo Sái, Một Mái, hệ thống am tháp, Mắt Rồng, vận động doanh nghiệp xây dựng khu nội viện, xây dựng trụ sở Ban Trị sự, chùa Trình; toàn bộ hệ thống đường hành hương lên các chùa, trùng tu chùa Suối Tắm, chùa Giải Oan.
Sắp tới, hoàn thiện giai đoạn 2 cung Trúc Lâm; xây dựng cung Phật; xây mới chùa Phổ Đà, Am Dược... trị giá hàng trăm tỷ đồng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lễ thỉnh nhục thân Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh nhập kim quan
Tin Phật sự 08:39 04/11/2024Tối 3/11/2024 (mùng 3/10/Giáp Thìn), tại Tổ đình Phật Bửu (Quận 3), trong bầu không khí nghiêm trang và lòng thành kính niệm Phật của đông đảo chư Tăng Ni và Phật tử, môn đồ đệ tử đã cung thỉnh nhục thân Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh nhập kim quan.
Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa
Tin Phật sự 08:39 01/11/2024Sáng ngày 31/10, tại Hội trường 25B (phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa), BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương.
Khai mạc Hội thảo Khoa học nhân kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hoá
Tin Phật sự 15:57 30/10/2024Sáng 30-10, tại Trung tâm Hội nghị Khách sạn Quốc tế Thiên Ý tỉnh Thanh Hóa, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc “Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa – 40 năm phát triển và trưởng thành” chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (01.11.1984 – 01.11. 2024).
Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hoằng pháp và hội thi diễn giảng
Tin Phật sự 20:00 29/10/2024Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức Khóa bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp và Hội thi diễn giảng cấp Trung ương dành cho chư Ni, tại chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) vào tháng 11-2024.
Xem thêm